Vùng kín phụ nữ và những bí ẩn chẳng mấy ai nói cho bạn biết

Vùng kín phụ nữ và những bí ẩn chẳng mấy ai nói cho bạn biết

Vùng kín là một khu vực bí ẩn nhất của cơ thể phụ nữ  nhưng có những điều quen thuộc về vùng kín mà không phải chị em nào cũng nắm được.


1. Chất màu trắng trong đồ lót của bạn là gì?

Nhiều phụ nữ dành nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào đồ lót của mình và bị kinh hoàng vì rất nhiều dịch nhầy màu trắng. Chất nhày thường trắng đục, hơi dính giống như lòng trắng trứng sống. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn bình thường. Chỉ khi chúng có mùi, chuyển sang màu vàng, màu xám, màu xanh lá cây hoặc tiết ra nhiều bất thường thì mới cần đi khám bác sĩ.
v_1383201517-1499329653-width600height450
2. Bạn không cần phải vệ sinh với đủ loại dung dịch

Rất nhiều chị em có thói quen vệ sinh vùng kín với các loại xà phòng thơm nhưng không hề cảm thấy có gì quá khác biệt. Thực tế, vùng kín có chức năng tự vệ sinh và việc sử dụng xà phòng có thể phá vỡ độ pH cân bằng của âm đạo.

3. Bạn không thể vô tình để lọt tampon vào trong âm đạo

Thói quen thi thoảng chạy vào nhà vệ sinh để kiểm tra xem liệu tampon còn ở đúng vị trí của nó là không quá lạ với nhiều chị em. Tuy nhiên việc này hoàn toàn thừa thãi, kể cả bạn vận động mạnh, tampon cũng không thể đi sâu hơn vào phía trong.

4. Chỉ vì bạn cần sử dụng chất bôi trơn không có nghĩa là có điều gì đó không ổn

Nhiều người thường nghĩ rằng mình kém cỏi trong chuyện yêu nếu phải sử dụng chất bôi trơn. Tuy nhiên, trên thực tế, dịch tiết âm đạo của người phụ nữ thay đổi trong từng thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt và các loại thuốc điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến việc bôi trơn tự nhiên của phụ nữ. Do đó, không có gì xấu hổ khi sử dụng chất bôi trơn để cuộc yêu tuyệt vời hơn.

5. Ngay cả khi không quan hệ thực sự, bạn vẫn có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ngay cả khi hai bạn không quan hệ thực sự, bạn vẫn có thể mắc các bệnh truyền nhiễm do các phần tổn thương trên da đến tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người kia. Những virus như HPV và mụn rộp đều có thể lây truyền chỉ từ tiếp xúc da – da.

itchy-vagina-1499329653-width655height353
6. Bạn có thể mang thai bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt

Tinh trùng có thể sống sót tới nhiều ngày trong cơ thể phụ nữ. Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng mình sẽ an toàn khi không quan hệ vào ngày rụng trứng.

7. Vùng kín không hề có mùi tự nhiên dễ chịu như hương hoa

Nhiều chị em lo lắng về mùi vùng kín của mình không hề dễ chịu và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của họ khi trên giường. Tuy nhiên, mùi tự nhiên của vùng kín hoàn toàn không thơm dịu như hương hoa. Chính “mùi khó chịu” lại giúp kích thích phần hooc-môn cảm hứng cho cả hai phái khi yêu.

8. Vùng kín của mỗi người khác nhau

Đừng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, tranh, sách bởi vùng kín của mỗi người cũng khác nhau về hình dạng, kích cỡ, sắc tố,…

Chất nhày ở vùng kín thường trắng đục, hơi dính giống như lòng trắng trứng sống. (ảnh minh họa)

9. Màng trinh không hề có tác dụng gì

Rất nhiều người sụp đổ khi biết rằng mình đã “mất trinh”. Nhưng việc này chẳng thể chứng minh được điều gì. Màng trinh không chỉ bị rách khi “yêu” lần đầu mà chúng có thể mất do hoạt động mạnh như đi xe đạp, tập thể dục, yoga,…

10. Không có vấn đề gì khi không thấy đau hay máu trong lần “yêu” đầu tiên

Quan niệm của hầu hết mọi người đều nghĩ rằng quan hệ lần đầu tiên sẽ bị đau và có máu. Tuy nhiên, nếu không có những việc trên thì cũng không có nghĩa là hai bạn đã làm sai. Lượng máu trinh đôi khi cũng quá ít để có thể nhận ra. Và có việc gì phải lo lắng khi bạn thực sự may mắn khi không bị đau.

11. Nó mạnh hơn và huyền diệu hơn bất kỳ phần cơ nào

Phần cơ vùng kín không chỉ nhạy cảm mà còn rất khỏe, thậm chí có thể nâng được trọng lượng nặng không tưởng. Chúng có nhiệm vụ để co bóp và đẩy cả một đứa trẻ ra ngoài cơ mà.

Theo Eva

Những thắc mắc về ngày “đèn đỏ” mà chắc chắn chị em nào cũng đã từng tự hỏi mình

Những thắc mắc về ngày “đèn đỏ” mà chắc chắn chị em nào cũng đã từng tự hỏi mình

Không thể né tránh ngày “đèn đỏ” nhưng với nhiều chị em, một số thay đổi liên quan đến ngày này có thể là vấn đề dẫn đến mất ăn mất ngủ.


Trong một số trường hợp, những thay đổi là bình thường nhưng trong trường hợp khác, thay đổi đó lại là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe. Vậy nên, chị em thường cảm thấy bối rối khi thấy những biểu hiện lạ này. Thế nhưng, không phải ai cũng dám thẳng thắn trao đổi về vấn đề này. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến nhầm lẫn và bỏ qua dấu hiệu nguy hiểm.

Dưới đây, bác sĩ Jessica Shepherd, Giáo sư về sản phụ khoa lâm sàng tại Đại học Illinois ở Chicago sẽ trả lời một vài thắc mắc liên quan đến ngày “đèn đỏ” mà rất nhiều chị em thắc mắc.

1. Tại sao “vùng kín” có mùi hôi khi “đến tháng”?

Bác sĩ Jessica Shepherd cho biết: Trong ngày “đèn đỏ”, máu tiếp xúc với không khí và trộn lẫn với vi khuẩn, mồ hôi chính là nguyên nhân dẫn đến mùi khó chịu mà chị em vẫn nhận thấy.

Để hạn chế tình trạng này, bạn nên thay băng vệ sinh (hoặc tampon) thường xuyên. Nếu có thể, rửa vệ sinh với nước mỗi lần thay băng. Nhưng bạn không nên dùng nước quá ấm hoặc dùng xà phòng có tính kháng khuẩn mạnh vì có thể gây kích thích và tăng cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn.

2. Tại sao trong những ngày đầu của “đèn đỏ”, máu kinh thường có màu nâu?
Bác sĩ Shepherd cho biết: Đó là lượng máu cũ hay là niêm mạc tử cung từ kì kinh trước đó sót lại, giờ mới bong ra. Hoặc đó cũng có thể là do máu trong tử cung thoát ra ngoài chậm nên nó lưu lại trong âm đạo lâu hơn, khi ra đến ngoài thì đã chuyển sang màu nâu.

Trong hầu hết các trường hợp, nếu kinh nguyệt có màu nâu mà không kèm theo các triệu chứng khác thì chị em cũng không cần lo lắng quá.

3. Kinh nguyệt quá nhiều có đáng lo ngại không?
“Chị em hiểu về cơ thể mình nhất, vậy nên chỉ có chị em mới biết kinh nguyệt của mình khi nào thì nhiều hơn bình thường. Nếu bạn bị chảy máu nhiều tới mức phải nghỉ làm, cản trở sinh hoạt hàng ngày hoặc phải thay đổi băng vệ sinh liên tục… thì cần nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa”, bác sĩ Shepherd cho biết.

Các bác sĩ sẽ biết nên kiểm soát tình trạng này như thế nào. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, chảy máu nhiều cũng có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung, vì vậy, chị em tuyệt đối không được chủ quan.

thac-mac-ve-ngay-den-do

4. Tôi đã 30 tuổi và ngày “đèn đỏ” chỉ kéo dài 1 ngày thì có bình thường không?
“Nhiều người phụ nữ có ngày “đèn đỏ” ngắn trong suốt cuộc đời và điều này không có nghĩa là không ổn. Nhưng nếu ngày “đèn đỏ” rút ngắn một cách đột ngột và kéo dài như vậy trong 4-6 tháng thì bạn cần đi khám ngay lập tức. Bất kì sự thay đổi nào về kinh nguyệt đều có liên quan đến nội tiết tố, vì vậy, bác sĩ sẽ cần theo dõi các dấu hiệu trong một vài tháng”, bác sĩ Shepherd nói.

Ngày “đèn đỏ” rút xuống quá ngắn so với bình thường có thể là một dấu hiệu của u xơ tử cung polyp, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)… Vì vậy, đi khám là việc bạn cần phải làm.

5. Những cục máu đông trong ngày này rất lớn thì có đáng lo ngại không?
Trong hầu hết chu kì kinh nguyệt, chị em sẽ thấy xuất hiện các cục máu đông. Đó có thể là do tốc độ máu chảy ra ngoài khá nhanh.Vì vậy, nếu thấy cục máu đông nhỏ hoặc chỉ to như quả dâu thì cũng không cần lo lắng quá. Nhưng nếu máu đông xuất hiện thành cục to như quả mận, đào thì bạn cần đi khám để được kiểm tra kịp thời. Ra nhiều máu cục như vậy cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu làm bạn mệt mỏi.

6. Tôi thấy “đèn đỏ” 2 lần/tháng có nghĩa là thế nào?
“Có rất nhiều lý do khiến chu kì kinh nguyệt của ban thất thường, từ nguyên nhân căng thẳng đến các vấn đề về sức khỏe như bị bệnh PCOS, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, u xơ tử cung, hoặc béo phì…”, Shepherd nói.

Cô cũng đưa ra lời khuyên: Nếu tình trạng kinh nguyệt 2 lần/tháng chỉ xảy ra chỉ một lần thì đừng quá lo lắng vì đó có thể chỉ là do vấn đề ở nội tiết tố mà thôi. Còn nếu bất thường này xảy ra liên tiếp trong 3-4 tháng thì cần phải đi kiểm tra ngay.

1-dieu-chi-em-can-tranh-truoc-va-sau-ngay-den-do-1408006375332

7. Tại sao tôi thường đi ngoài phân lỏng trong những ngày có kinh nguyệt?
“Thời gian có kinh nguyệt cũng là thời điểm dễ bị viêm trong cơ thể và các hợp chất như kích thích tố gọi là prostaglandin được sản sinh ra nhiều hơn. Kích thích tố này có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến chuột rút và tác động đến ruột, làm mềm phân. Đó là lý do bạn thường đi tiêu phân lỏng trong những ngày này”, Shepherd nói.

Tin tốt là prostaglandin không ở lại lâu dài trong cơ thể nên hầu hết mọi người chị gặp tình trạng này trong một vài ngày đầu mới có “đèn đỏ”.