NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG CỐC NGUYỆT SAN

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG CỐC NGUYỆT SAN

Băn khoăn

  1. Nên tập thử dùng lần đầu vào thời điểm nào?
    Thời điểm thích hợp nhất để tập dùng thử cốc nguyệt san là hai ngày cuối của chu kỳ. Lý do là vì những ngày đèn đỏ thì lỗ âm đạo to hơn nên việc đưa vào và rút ra sẽ dễ dàng hơn đối với những người mới sử dụng. Hai ngày cuối còn đảm bảo nếu bạn còn lóng ngóng chưa biết điều chỉnh đúng vị trí thì tránh được rủi ro bị rò rỉ nhiều.
  2. Làm sao ước lượng được lúc nào thì sắp đầy cốc để đi đổ? Nếu đầy quá, lúc bỏ ra, nó tràn ra thì sao?
    Khi nào đầy bạn đi vệ sinh sẽ thấy một ít máu hồng hồng chảy ra, lúc đó bạn phải tháo ra đổ đi. Nó không tràn nhiều vì trên cốc có các lỗ thông nhỏ li ti, khi đầy nó sẽ chảy qua lỗ đó ra ngoài >>đi tiểu thấy hồng hồng >>báo đầy. Chỉ một vài chu kì đầu bạn sẽ nhanh chóng biết được tầm bao lâu sẽ đầy.
  3. Bạn sợ cốc nguyệt san bịt kín có gây hại gì không?
    Các bạn có biết là máu kinh hoàn toàn sạch, nó chỉ bị hôi bẩn khi bị tiếp xúc ra ngoài không khí và bị vi khuẩn làm hôi. Khi dùng cốc nguyệt san, máu kinh được đựng trong cốc, không bị tiếp xúc với không khí, hoàn toàn sạch sẽ. Cốc nguyệt san đã được các bạn nước ngoài sử dụng và khen ngợi rất rất nhiều rồi, không có lý do gì để các bạn gái Việt Nam chúng ta không thử.
  4. Có phải tháo cốc nguyệt san khi đi vệ sinh không?
    Đây là câu hỏi khi nghe thì cảm chừng như hơi băn khoăn vì thực tế ai cũng đều biết lỗ tiểu và lỗ âm đạo là khác nhau. Nhưng khoan đã cười, vì thực tế nhiều bạn sử dụng tampon phải thay tampon khi đi tiểu vì dây bị ướt nên việc đặt câu hỏi là hoàn toàn hợp lý. Cốc nguyệt san bằng silicon hoặc nhựa y tế nên bạn yên tâm là không bị ướt nhé, bạn cứ thoải mái đến tối đa 12 giờ đồng hồ nhé.
  5. Mình đang đặt vòng tránh thai, có thể dùng cốc nguyệt san được không?
    Bạn có thể dùng cốc nguyệt san khi đang đặt vòng tránh thai. Theo kinh nghiệm dân gian những người đặt vòng thường ra máu nhiều, bạn nên chọn cốc có thể tích lớn để được lâu thời gian hơn nhé.
  6. Dùng cốc nguyệt san có thể hoạt động mạnh được không?
    Bạn hoàn toàn yên tâm là dùng cốc nguyệt san cực kì thoải mái, có thể chạy nhảy, bơi lội, yoga, khiêu vũ…mà không phải lo lắng bất cứ điều gì nhé. Bạn sẽ dường như không có cảm giác là đang bị “đèn đỏ “.
  7. Nhìn ảnh mình thấy cốc nguyệt san như chiếc chuông, làm sao để cho vào âm đạo mà không bị đau?
    Bạn hoàn toàn yên tâm về điều này nhé, trước khi cho vào âm đạo bạn cần phải gấp lại, và nó chỉ nhỉnh hơn tampon một tí thôi.
  8. Mình có thể dùng cốc nguyệt san lúc ngủ không?
    Bạn hoàn toàn yên tâm dùng cốc nguyệt san khi ngủ nhé, không hề bị rò rỉ. Tuy nhiên, bạn nên đặt cốc nguyệt san trước khi đi ngủ và tháo ra khi ngủ dậy. Cốc nguyết san chịu được trong cơ thể tối đa đến 12 giờ.
  9. Mình lo sợ cốc nguyệt san bị lọt sâu vào trong?
    Bạn yên tâm nhé, không bao giờ có chuyện đó đâu nhé.
  10. Dùng cái này có gây dị ứng, gây ngứa không? Có hợp vệ sinh không vì dùng băng vệ sinh và tampon thì cứ 4 tiếng lại thay, cái này cứ để trong người mình có vệ sinh không? Cái này có ảnh hưởng đến việc có em bé không?
    Dùng cốc nguyệt san không hề bị dị ứng nhé, vì nó làm bằng silicon, không hề có hóa chất, chỉ có băng vệ sinh và tampon mới dễ gây dị ứng vì chứa đủ thứ chất tẩy trắng, chất siêu thấm…
    Máu kinh rất rất sạch nếu không bị tiếp xúc với không khí. Dùng cốc nguyệt san không cho máu kinh tiếp xúc với không khí nên không hề có mùi như khi dùng băng vệ sinh.
    Cốc nguyệt san được các nước phương Tây dùng từ nhiều năm rồi và được các bác sỹ chuyên khoa khuyên dùng nên bạn yên tâm sử dụng, không phải lo về vụ ảnh hưởng sinh đẻ đâu, dùng tampon với băng vệ sinh mới thực sự đáng lo.
  11. Sử dụng cốc nhiều khi cho vào lấy ra có gây xước vùng kín không?
    Cái này lấy ra nhẹ nhàng lắm nhé, vì silicon rất mềm.
  12. Em muốn hỏi vệ sinh cốc nguyệt san như thế nào mỗi lần lấy ra và sau kì kinh nguyệt, bảo quản như thế nào trong môi trường ô nhiễm ở Việt Nam để đảm bảo không bị bụi bẩn trước khi cho vào cơ thể, có dung dịch làm sạch nào đi kèm không hay chỉ làm sạch bằng nước ấm thôi ạ?
    Trước và sau khi kết thúc kì kinh nguyệt thì bạn đun sôi tầm 5 phút với 2 lít nước. Trong kì kinh không cần nhé, chỉ cần tráng qua nước sạch là được, và tránh tiếp xúc lâu với không khí. Còn khi nó đã ở bên trong mình rồi thì không phải lo lắng vi khuẩn tấn công đâu nhé, vì môi trường âm đạo luôn có sự bảo vệ.
    Muốn làm sạch thì bạn có thể dùng viên rửa, nếu không bạn dùng viên tiệt trùng bình sữa của trẻ em, tuyệt đối không rửa bằng xà phòng, vì sẽ ảnh hưởng môi trường âm đạo. Sau kì kinh đun sôi tiệt trùng xong để khô rồi bảo quản trong túi vải có sẵn của nó.
  1. Nếu lỡ rút thẳng ra khi chưa làm cho không khí lọt vào thì có lôi theo “cái gì” ra không? Động tác Kegel là gì?
    Không thể rút được nếu chưa làm không khí lọt vào, có cố rút cũng không thể rút được, và sẽ làm bạn bị đau đó. Vì cốc nguyệt san giống như cái giác hút vậy, vì thế cần loại bỏ khả năng hút trước khi lấy ra.
    Động tác Kegel là động tác tập thể dục cơ âm đạo, như kiểu nhịn tiểu. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên google hoặc gọi đến số 0961 12 6600 để được tư vấn chi tiết hơn.
10 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

10 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản.


Rối loạn kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản. Hiện tượng kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt) có biểu hiện như: kinh nguyệt nhiều; chu kỳ kinh ngắn, kéo dài; kinh nguyệt thưa ít; kinh nguyệt quá ít; kinh nguyệt không theo quy luật; kinh nguyệt giữa kỳ kinh…

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều:

1. Mất cân bằng nội tiết: Nếu bạn đang ở tuổi dậy thì và mới có kinh được vài tháng thì bạn đừng quá lo lắng. Vì đây thường là giai đoạn cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý, nên kinh nguyệt có thể chưa ổn định.

dau-hieu-ban-dang-mat-can-bang-noi-tiet-tram-trong-hinh-4

2. Lối sống sinh hoạt hàng ngày không ổn định: thức quá khuya, thiếu ngủ, yếu tố gây stress gây căng thẳng, lo âu, đau khổ… hay có sự thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn gái không đều hoặc có những tháng bị chậm kinh.

3. Rối loạn tiêu hóa: ăn quá nhiều, thức ăn nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

4. Vệ sinh không sạch sẽ, nhất là trong những ngày hành kinh, sau quan hệ tình dục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh viêm phụ khoa nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt.

5. Hoạt động thể lực quá sức: lao động nặng, luyện tập thể thao chuyên nghiệp (vận động viên), đòi hỏi làm việc với cường độ cao, tiêu hao năng lượng quá nhiều, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
tap the duc qua suc
6. Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý (huyết áp, tiểu đường, tim mạch…) một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt .

7. Sử dụng chất kích thích: uống quá nhiều rượu, bia , café… cũng có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn nội tiết, làm chu kì kinh nguyệt không đều, hoặc là biến mất.

8. Cho con bú: cũng ảnh hưởng đến lượng hormone và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.

cho-con-bu-khong

9. Các bệnh như đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, những bất thường ở buồng trứng cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Các trường hợp này nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh ở nữ giới.

10. Nguyên nhân từ nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo thai, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên…

Theo Dân Việt

14 việc không nên làm trong những ngày đèn đỏ

14 việc không nên làm trong những ngày đèn đỏ

Giai đoạn “đèn đỏ” không chỉ là đau trướng bụng, cảm giác mệt mỏi… mà nó còn tác động đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Vì thế, nếu không kiêng một số việc trong thời kỳ “nguyệt san”, vẫn hoạt động như bình thường sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.


  1. Đấm lưng

Khi đau lưng, mỏi chân chúng ta thường hay đấm bóp cơ bắp để giảm bớt nhức mỏi nhưng khi “đèn đỏ” mà làm vậy lại không tốt chút nào.

Các chuyên gia khoa sản chỉ ra rằng: đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu gây ra. Nếu như đấm lưng lúc này sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng thêm cảm giác đau.

Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung đang trong quá trình hồi phục sau khi một số lớp nội mạc bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ “đèn đỏ”.

  1. Khám sức khoẻ

Thời kỳ “đèn đỏ” chỉ thích hợp với xét nghiệm nước tiểu và khám phụ khoa, không nên kiểm tra máu và điện tâm đồ vì lúc này khó có được số liệu chính xác do ảnh hưởng của hormone.

  1. Nhổ răng

nho-rang-khi_nieng-rang

Trước khi nhổ răng rất nhiều bác sỹ nha khoa sẽ hỏi: Có phải bạn đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không? Bởi nếu nhổ răng trong giai đoạn này sẽ gây chảy máu nhiều, đồng thời vị tanh của máu sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn uống.

Nguyên nhân là do khi “đèn đỏ”, nội mặc tử cung “giải phóng” rất nhiều chất kích hoạt, an-bu-min có tác dụng đông máu bị hòa tan, đồng thời số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống khiến khả năng đông kết máu giảm.

  1. Dùng sữa tắm vệ sinh “vùng kín”

Trong thời gian “đèn đỏ”, “chỗ ấy” thường có mùi “khác lạ” nên bạn thường xuyên tắm rửa cho nó. Nhưng nếu dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa vùng kín chẳng những không sạch mà còn khiến “chỗ đó” bị ngứa ngáy.

Bởi khu vực này bình thường có tính axit cao, có tác dụng khống chế vi khuẩn sinh sôi nhưng khi “đèn đỏ”, lại nghiêng về môi trường mang tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra lây nhiễm.

Nếu sử dụng loại nước rửa thông thường hay thường xuyên dùng nước nóng rửa “chố ấy” sẽ làm cho tính kiềm tăng lên. Vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước lạnh rửa chỗ ấy khi “đèn đỏ”.

  1. Uống rượu

Cũng là do ảnh hưởng của hormone trong cơ thể mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi nên người bị đèn đỏ dễ bị say. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới gan do “gánh nặng” phải mang khi cơ thể không hỗ trợ.

 Vì vậy trong thời gian này uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường, tăng thêm các nguy cơ bệnh tật cho gan.

  1. Hò hát

imagesNếu hát hò, cao giọng liên tục trong thời kỳ đèn đỏ, bạn có thể bị mất giọng, giọng trở nên khàn đục, thậm chí là gây thương tổn vĩnh viễn cho dây thanh. Nguyên nhân là do huyết mạch được tăng cường trong khi thành mạch ở khu vực này không được củng cố.

Các chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo: phụ nữ trước khi 2 ngày  có “đèn đỏ” nên chú ý không nên “cao giọng” hát karaoke trong thời gian quá lâu.

  1. Làm “chuyện ấy”

Do nội mạc tử cung bong ra, bề mặt giống như là “đang bị thương” nên nếu “yêu” vào kỳ “nguyệt san” dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm nhiễm trong tử cung.

  1. Ăn quá mặn

Thức ăn quá mặn sẽ làm cho muối và nước trong cơ thể tích trữ nhiều khiến người đang “bị” đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn.

  1. Uống trà đặc, cà phê

 Trong những loại đồ uống này hàm lượng cafein rất cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và kinh nguyệt quá nhiều.

thac-mac-ve-ngay-den-do

  1. Ăn uống đồ lạnh

Ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.

  1. Món rán

 Thực phẩm rán là cũng là một “kiêng kỵ” của chị em khi “đèn đỏ” vì sẽ tăng gánh nặng cho da (chất dầu tăng tiết trong thời kỳ “đỏ đèn” khiến da dễ mụn, lở loét, viêm chân lông và cả mắt quầng thâm.

Ngoài ra, khi “đèn đỏ” chất béo và nước trao đổi chậm, lúc này ăn thực phẩm rán vào dễ gây ra tích mỡ trong cơ thể.

  1. Mặc quần bó
  2. mac-quan-jeans-

Quần bó sát sẽ chẹn các mao mạch ở quanh khu vực này, dẫn tới tình trạng sưng nề “vùng kín”.

  1. Tập nặng

Trong thời kỳ “đèn đỏ” những hoạt động mạnh như: nhảy dây, nhảy cao, nhảy xa, chạy, bóng đá, cử tạ …sẽ làm tình trạng “khó ở” trong giai đoạn này thêm trầm trọng.

Nếu bị đau bụng kinh hay viêm nhiễm “vùng kín” thì nên tạm ngừng luyện tập thể thao.

Ngược lại nên tập nhẹ nhàng như bóng bàn, đi bộ, thái cực quyền (dưỡng đạo sinh)… sẽ giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm nhẹ đau bụng kinh và trướng bụng; đồng thời giúp tinh thần vui vẻ, giảm cảm giác không thoải mái như mệt mỏi, chán nản hay nóng giận khi “đèn đỏ”.

  1. Tắm bồn

Do miệng tử cung hơi mở, kinh nguyệt lưu lại trong âm đạo nên tuyệt đối không tắm bồn, chỉ nên tắm đứng để tránh viêm nhiễm.

Theo Dân trí

Vì sao có máu nâu vào cuối kỳ kinh nguyệt?

Vì sao có máu nâu vào cuối kỳ kinh nguyệt?

Nhiều bạn gái vẫn thường lo lắng tự hỏi, không biết tại sao vào những ngày cuối cùng của ngày đèn đỏ lại thường rơi rớt chút đốm máu nâu?

mau nau trong chu ky

101 nguyên nhân

 Những đốm máu nâu kia có mặt được coi là dấu hiệu báo hiệu những ngày đèn đỏ khó chịu của bạn đã ở những ngày cuối cùng.

 Ngoài ra, có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai nếu bạn bị trễ kinh. Hãy thử thai để biết kết quả chính xác nhé.

Một lý do khác cũng có thể khiến những đốm máu màu nâu xuất hiện là dùng thuốc tránh thai cơ thể có sự thay đổi về mức độ kích thích tố cũng như thay đổi hoóc-môn trong cơ thể). Hiện tượng này thường thấy trong tháng đầu tiên sau khi bạn uống thuốc tránh thai.

Thêm nữa, nếu bạn bị tăng giảm trọng lượng quá nhanh chóng trong một thời gian ngắn cũng có thể gây ra một số những thay đổi nội tiết và khiến bị xuất huyết giữa 2 kỳ kinh.

Một sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống cũng có thể là thủ phạm đáng ngờ vì chúng có thể tước đi của cơ thể những chất dinh dưỡng quen thuộc.

Ngoài ra, uống rượu quá mức hoặc uống cà phê quá nhiều cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với tình trạng này.

Một lý do hiếm gặp hơn nhưng cũng có thể làm cho các đốm máu nâu xuất hiện sau thời gian đèn đỏ là việc sử dụng một số loại thuốc nhất định, đặc biệt là thuốc làm loãng máu. Những thuốc này có thể ảnh hưởng xấu đến máu kinh nguyệt.

Ngoài ra, một khối u, bướu thịt lành tính tăng trưởng trên cổ tử cung hoặc trong tử cung cũng có thể là thủ phạm khiến bạn bị xuất huyết không đều và gây nên những đốm máu nâu.

Nếu bạn đang gặp bất cứ sự căng thẳng kéo dài cũng có thể là lý do khiến các đốm máu nâu xuất hiện. Theo đó, bạn nên tránh làm việc căng thẳng.

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

 Nếu như trong những ngày đèn đỏ mà kèm lẫn cả máu tươi và những đốm nâu này thì tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ sớm vì những đốm máu nâu này bình thường chỉ được thải ra vào những ngày kết thúc của ngày đèn đỏ. Hoặc những đốm máu nâu này tuy không gây đau đớn và khó chịu cho bạn nhưng nó không dừng lại ở 1,2 ngày sau đó mà cứ tiếp tục trong thời gia dài sau đó.

Những đốm máu nâu xả vào những ngày đèn đỏ có thể được coi là hiện tượng bất thường nếu có mùi khó chịu vì có thể vùng kín đã bị viêm nhiễm. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ và điều trị sớm nhất.

Theo Remedies


Ăn gì để kinh nguyệt đều?

Ăn gì để kinh nguyệt đều?

Để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, chị em phụ nữ cần bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng, vậy bạn đã biết ăn gì để kinh nguyệt đều chưa?

Để điều hòa kinh nguyệt đều đặn chị em nên sử dụng một số thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm có tác dụng tốt để tránh hiện tượng kinh thưa, ra không đều từ đó giúp trả lời cho câu hỏi ăn gì để kinh nguyệt đều.

Dầu gan cá

Dầu gan cá chứa hàm lượng lớn các axit béo omega-3 giúp tăng cường quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa sự lão hóa và tăng hàm lượng hormone dopamine (giúp cải thiện tâm trạng của con người). Trong khi đó thói quen sống hàng ngày của một số chị em thường dung nạp nhiều đồ ăn chứa cholesterol cao, hút thuốc lá, thừa cân khiến các mạch máu trong buồng trứng dễ bị tổn thương, làm giảm lượng máu lưu thông và sản xuất hormone của buồng trứng. Việc bổ sung dầu gan cá hàng tuần giúp chị em có kinh nguyệt đều hoặc cải thiện tình trạng kinh thưa.

Gừng

chi-em-da-biet-an-gi-de-kinh-nguyet-deu-ginger_benefits1-1503298359-width610height381

Nếu chị em đã từng bị đau bụng kinh chắc chắn sẽ biết công hiệu tuyệt vời của gừng. Một ly trà gừng ấm hoặc ngậm một chiếc kẹo gừng cũng giúp chị em giảm đau nhanh chóng. Vì vậy, gừng có tác dụng tốt giúp điều kinh hiệu quả. Khi chế biến đồ ăn hàng ngày, bạn có thể gia giảm gừng như một cách nêm nếm gia vị giúp món ăn ngon miệng, đồng thời tốt cho sức khỏe của chị em phụ nữ.

Nghệ

Nghệ không chỉ là gia vị món ăn mà còn là cây thuốc quý. Ăn hoặc uống nước nghệ tươi giúp bổ máu, kích thích quá trình lưu thông máu trong tử cung và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Do đó, nghệ rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt. Trong những ngày đèn đỏ, nếu gặp các cơn co thắt tử cung khiến chị em đau bụng dưới, mỏi lưng đừng quên pha một cốc tinh bột nghệ để giảm đau hiệu quả.

Đu đủ xanh

Ăn gì để kinh nguyệt đều? Câu trả lời là đã có đu đủ xanh. Trong quả đu đủ xanh có chứa một enzyme gọi là papain, có khả năng gây co thắt tử cung và làm tăng lưu lượng máu đến tử cung rất thích hợp cho chị em điều hòa kinh nguyệt. Mặc dù có công dụng bổ máu nhưng phụ nữ đang mang thai không được ăn đu đủ xanh để tránh sinh non.

Đường thốt nốt

 

Sắt và các vi lượng chất khoáng có rất nhiều trong đường thốt nốt, có tác dụng chữa trị kinh nguyệt không đều do thiếu máu. Bên cạnh đó, đường thốt nốt còn có công dụng thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho người mỏi mệt. Đường thốt nốt có nhiều ở các tính phía Nam nhưng hiện nay nhiều gia đình cũng ưa thích dùng đường thốt nốt để pha nước, nấu chè trong bữa ăn hàng ngày.

Nước ép mướp đắng

Chất đắng trong quả mướp đắng có rất nhiều công dụng với sức khỏe nói chung và hiệu quả trong việc điều trị chứng kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng thích ăn mướp đắng vì hương vị đắng. Lời khuyên là ngoài các món salad mướp đắng, canh mướp đắng nhồi thịt hay mướp đắng xào trứng thì một ly nước ép mướp đắng sẽ đem lại hiệu quả nhanh nhất giúp chị em điều hòa kinh nguyệt. Bạn nên sử dụng kiên trì 2 lần mỗi ngày trong vòng 1-2 tháng. Chị em có thể thêm một chút đường và đá lạnh vào ly nước ép mướp đắng để dễ uống, uống nhanh và được nhiều hơn.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D được biết đến là có công dụng cải thiện sự liên kết giữa các tế bào, ổn định nội tiết tố. Đồng thời bổ sung vitamin D đầy đủ giúp phòng tránh các bệnh ung thư (ung thư vú, ruột kết, buồng trứng, tuyến tiền liệt). Trước và trong giai đoạn kinh nguyệt, chị em nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D như sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, gan cá tuyết…Ngoài ra, một cách tăng cường vitamin D và giúp kinh nguyệt đều đặn hơn chính là tắm nắng. Phụ nữ đừng ngần ngại ánh nắng mặt trời, bạn có thể bôi kem chống nắng lên mặt và tắm nắng 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần 5-10 phút sẽ rất tốt cho sức khỏe sinh sản của bạn.

Quế
chi-em-da-biet-an-gi-de-kinh-nguyet-deu-que-gia-vi-doc-dao-giup-giam-can-1-1503297924-width600height400

Mùi quế cay nồng khiến nhiều chị em ngần ngại sử dụng nhưng bạn có biết quế không chỉ có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể để hạn chế bệnh tiểu đường, mà còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giúp ổn định chu kỳ kinh. Một tách trà chanh pha thêm chút quế hoặc nêm nếm quế vào các món ăn sẽ có công dụng rất tốt.

Hạt vừng

Hạt vừng có chứa lượng chất béo rất tốt cho cơ thể trong việc sản xuất và cân bằng tuyến nội tiết từ đó giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể dùng muối vừng, ăn chè vừng hay rắc một chút vừng lên món salad để tận hưởng công dụng tuyệt vời của loại gia vị nhỏ bé này.

Các loại quả hạch

Quả hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng là thức ăn vặt lành mạnh mỗi ngày phù hợp với các chị em phụ nữ luôn bận rộn công việc, ít có thời gian chăm sóc sức khỏe. Những loại hạt này chứa hàm lượng đạm cân bằng rất tốt cho hệ nội tiết. Trong khi đó việc điều hòa các hormone trong cơ thể sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ ổn định đều đặn, vì vậy bạn đừng quên nhâm nhi các loại hạt này trong bữa tráng miệng hoặc dùng một ly sữa quả óc chó vào bữa sáng.

Theo Khám Phá