Ăn gì bớt đau bụng ngày ‘đèn đỏ’?

Ăn gì bớt đau bụng ngày ‘đèn đỏ’?

Đau bụng là một trong những cảm giác khó chịu phụ nữ phải trải qua trong kỳ kinh nguyệt. Một số thực phẩm dễ tìm, dễ chế biến có thể giúp chị em giảm bớt cơn đau.

1

Cá hồi: Cá hồi có chứa axit béo omega-3 giúp giảm viêm, rất hữu ích trong việc giảm đau – trong đó có cơn đau do kinh nguyệt. Ngoài ra, đây còn là nguồn vitamin D và B6 dồi dào, giúp bạn hấp thụ canxi tốt hơn, đồng thời giảm cảm giác đau tức ở bụng và ngực khi đến tháng

2

Các loại rau lá xanh đậm: Việc mất máu trong kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể bạn thiếu hụt một lượng chất sắt, gây cảm giác mệt mỏi và bơ phờ. Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn hay rau bina không chỉ chứa nhiều sắt, mà còn có nhiều loại vitamin bổ dưỡng

3

Chuối, dứa và kiwi: Chuối chứa một lượng lớn B6 và kali, giúp giảm cảm giác chướng bụng và đau khi “đèn đỏ”. Bạn có thể kết hợp chuối với dứa và kiwi để tăng thêm hiệu quả, do dứa chứa bromelain – một enzyme giúp chống viêm, còn kiwi rất giàu actinidin – giúp bạn tiêu hóa đạm tốt hơn

4

Các loại thực phẩm giàu canxi: Canxi sẽ giúp giảm những cơn đau co rút ở bụng do kinh nguyệt. Bạn có thể uống sữa, ăn các loại rau xanh đậm hay các loại hải sản

5

Yến mạch: Ngoài việc rất ngon và giàu dinh dưỡng, yến mạch còn chứa nhiều kẽm và magiê, giúp mạch máu giãn ra và ổn định serotonin – hoạt chất giúp chống cảm giác tuyệt vọng trong não. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn trong thời kỳ “đèn đỏ”

6

Trứng: Trứng chứa nhiều vitamin B6, D và E, giúp giảm cảm giác đau do kinh nguyệt gây ra. Ngoài ra, chúng còn là nguồn protein dồi dào, giúp bạn có thêm sức khỏe

7

Gừng: Gừng không chỉ giúp chống lại cảm giác buồn nôn mà còn giúp giảm chướng bụng

8

Trà hoa cúc: Loại trà này vừa thơm ngon, vừa không chứa caffeine, lại còn giúp giảm các cơn đau co rút. Chúng cũng giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và thư thái hơn

9

Chocolate đen: Chocolate đen chứa nhiều magiê và chất xơ, đồng thời giúp tinh thần bạn thoải mái, vui vẻ hơn. Hãy chọn loại có ít nhất 85% cacao để có kết quả tốt hơn

10

Bơ lạc: Loại thực phẩm này cũng là nguồn magiê dồi dào, giúp bình ổn serotonin và giảm cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Tuy nhiên, bạn nên chú ý chỉ chọn loại không muối hoặc ít muối để không làm giảm tác dụng.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG CỐC NGUYỆT SAN

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG CỐC NGUYỆT SAN

Băn khoăn

  1. Nên tập thử dùng lần đầu vào thời điểm nào?
    Thời điểm thích hợp nhất để tập dùng thử cốc nguyệt san là hai ngày cuối của chu kỳ. Lý do là vì những ngày đèn đỏ thì lỗ âm đạo to hơn nên việc đưa vào và rút ra sẽ dễ dàng hơn đối với những người mới sử dụng. Hai ngày cuối còn đảm bảo nếu bạn còn lóng ngóng chưa biết điều chỉnh đúng vị trí thì tránh được rủi ro bị rò rỉ nhiều.
  2. Làm sao ước lượng được lúc nào thì sắp đầy cốc để đi đổ? Nếu đầy quá, lúc bỏ ra, nó tràn ra thì sao?
    Khi nào đầy bạn đi vệ sinh sẽ thấy một ít máu hồng hồng chảy ra, lúc đó bạn phải tháo ra đổ đi. Nó không tràn nhiều vì trên cốc có các lỗ thông nhỏ li ti, khi đầy nó sẽ chảy qua lỗ đó ra ngoài >>đi tiểu thấy hồng hồng >>báo đầy. Chỉ một vài chu kì đầu bạn sẽ nhanh chóng biết được tầm bao lâu sẽ đầy.
  3. Bạn sợ cốc nguyệt san bịt kín có gây hại gì không?
    Các bạn có biết là máu kinh hoàn toàn sạch, nó chỉ bị hôi bẩn khi bị tiếp xúc ra ngoài không khí và bị vi khuẩn làm hôi. Khi dùng cốc nguyệt san, máu kinh được đựng trong cốc, không bị tiếp xúc với không khí, hoàn toàn sạch sẽ. Cốc nguyệt san đã được các bạn nước ngoài sử dụng và khen ngợi rất rất nhiều rồi, không có lý do gì để các bạn gái Việt Nam chúng ta không thử.
  4. Có phải tháo cốc nguyệt san khi đi vệ sinh không?
    Đây là câu hỏi khi nghe thì cảm chừng như hơi băn khoăn vì thực tế ai cũng đều biết lỗ tiểu và lỗ âm đạo là khác nhau. Nhưng khoan đã cười, vì thực tế nhiều bạn sử dụng tampon phải thay tampon khi đi tiểu vì dây bị ướt nên việc đặt câu hỏi là hoàn toàn hợp lý. Cốc nguyệt san bằng silicon hoặc nhựa y tế nên bạn yên tâm là không bị ướt nhé, bạn cứ thoải mái đến tối đa 12 giờ đồng hồ nhé.
  5. Mình đang đặt vòng tránh thai, có thể dùng cốc nguyệt san được không?
    Bạn có thể dùng cốc nguyệt san khi đang đặt vòng tránh thai. Theo kinh nghiệm dân gian những người đặt vòng thường ra máu nhiều, bạn nên chọn cốc có thể tích lớn để được lâu thời gian hơn nhé.
  6. Dùng cốc nguyệt san có thể hoạt động mạnh được không?
    Bạn hoàn toàn yên tâm là dùng cốc nguyệt san cực kì thoải mái, có thể chạy nhảy, bơi lội, yoga, khiêu vũ…mà không phải lo lắng bất cứ điều gì nhé. Bạn sẽ dường như không có cảm giác là đang bị “đèn đỏ “.
  7. Nhìn ảnh mình thấy cốc nguyệt san như chiếc chuông, làm sao để cho vào âm đạo mà không bị đau?
    Bạn hoàn toàn yên tâm về điều này nhé, trước khi cho vào âm đạo bạn cần phải gấp lại, và nó chỉ nhỉnh hơn tampon một tí thôi.
  8. Mình có thể dùng cốc nguyệt san lúc ngủ không?
    Bạn hoàn toàn yên tâm dùng cốc nguyệt san khi ngủ nhé, không hề bị rò rỉ. Tuy nhiên, bạn nên đặt cốc nguyệt san trước khi đi ngủ và tháo ra khi ngủ dậy. Cốc nguyết san chịu được trong cơ thể tối đa đến 12 giờ.
  9. Mình lo sợ cốc nguyệt san bị lọt sâu vào trong?
    Bạn yên tâm nhé, không bao giờ có chuyện đó đâu nhé.
  10. Dùng cái này có gây dị ứng, gây ngứa không? Có hợp vệ sinh không vì dùng băng vệ sinh và tampon thì cứ 4 tiếng lại thay, cái này cứ để trong người mình có vệ sinh không? Cái này có ảnh hưởng đến việc có em bé không?
    Dùng cốc nguyệt san không hề bị dị ứng nhé, vì nó làm bằng silicon, không hề có hóa chất, chỉ có băng vệ sinh và tampon mới dễ gây dị ứng vì chứa đủ thứ chất tẩy trắng, chất siêu thấm…
    Máu kinh rất rất sạch nếu không bị tiếp xúc với không khí. Dùng cốc nguyệt san không cho máu kinh tiếp xúc với không khí nên không hề có mùi như khi dùng băng vệ sinh.
    Cốc nguyệt san được các nước phương Tây dùng từ nhiều năm rồi và được các bác sỹ chuyên khoa khuyên dùng nên bạn yên tâm sử dụng, không phải lo về vụ ảnh hưởng sinh đẻ đâu, dùng tampon với băng vệ sinh mới thực sự đáng lo.
  11. Sử dụng cốc nhiều khi cho vào lấy ra có gây xước vùng kín không?
    Cái này lấy ra nhẹ nhàng lắm nhé, vì silicon rất mềm.
  12. Em muốn hỏi vệ sinh cốc nguyệt san như thế nào mỗi lần lấy ra và sau kì kinh nguyệt, bảo quản như thế nào trong môi trường ô nhiễm ở Việt Nam để đảm bảo không bị bụi bẩn trước khi cho vào cơ thể, có dung dịch làm sạch nào đi kèm không hay chỉ làm sạch bằng nước ấm thôi ạ?
    Trước và sau khi kết thúc kì kinh nguyệt thì bạn đun sôi tầm 5 phút với 2 lít nước. Trong kì kinh không cần nhé, chỉ cần tráng qua nước sạch là được, và tránh tiếp xúc lâu với không khí. Còn khi nó đã ở bên trong mình rồi thì không phải lo lắng vi khuẩn tấn công đâu nhé, vì môi trường âm đạo luôn có sự bảo vệ.
    Muốn làm sạch thì bạn có thể dùng viên rửa, nếu không bạn dùng viên tiệt trùng bình sữa của trẻ em, tuyệt đối không rửa bằng xà phòng, vì sẽ ảnh hưởng môi trường âm đạo. Sau kì kinh đun sôi tiệt trùng xong để khô rồi bảo quản trong túi vải có sẵn của nó.
  1. Nếu lỡ rút thẳng ra khi chưa làm cho không khí lọt vào thì có lôi theo “cái gì” ra không? Động tác Kegel là gì?
    Không thể rút được nếu chưa làm không khí lọt vào, có cố rút cũng không thể rút được, và sẽ làm bạn bị đau đó. Vì cốc nguyệt san giống như cái giác hút vậy, vì thế cần loại bỏ khả năng hút trước khi lấy ra.
    Động tác Kegel là động tác tập thể dục cơ âm đạo, như kiểu nhịn tiểu. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên google hoặc gọi đến số 0961 12 6600 để được tư vấn chi tiết hơn.
NGÀY ĐÈN ĐỎ!!! BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ?

NGÀY ĐÈN ĐỎ!!! BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ?

Chuyện “đến tháng” của phụ nữ luôn là một trong những vấn đề rất được quan tâm, không chỉ chị em mà ngay cả đấng mày râu khi thấy vợ/người yêu mình quằn quại trong những ngày ấy. Dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thúy Tươi – bác sĩ chuyên khoa sản về những vấn đề xung quanh chuyện kinh kỳ của phái yếu.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt chính là “mốc son” đánh dấu thời kỳ bắt đầu dậy thì của các bé gái. Khi dậy thì, bạn từ một bé gái ngây thơ, “trước sau như một” biến thành thiếu nữ phổng phao, cao lớn. Đó là do buồng trứng bắt đầu hoạt động, bài tiết hoóc môn, tác động vào lớp lót bên trong niêm mạc tử cung (gọi là nội mạc) để chúng biến đổi theo kiểu trồi lên, sụp xuống.

Sự biến đổi nội tiết này làm đứt mạch máu nơi đây khiến nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng. Cơn co tử cung sẽ khiến nội mạc bong tróc và máu chảy ra ngoài lẫn những mảnh nội mạc.

Tại sao gọi là kinh nguyệt?

Kinh là máu và nguyệt là tháng. Bạn gái bình thường mỗi tháng có kinh một lần. Các nhà khoa học gọi từ lúc có kinh đến khi mãn kinh là “thời kỳ hoạt động sinh dục” của phụ nữ bởi có kinh là có thể có em bé và mãn kinh thì gần như hết trứng.

h1Phụ nữ có chu kỳ kinh đều đặn báo hiệu một sứa khỏe sinh sản tốt

Tại sao phụ nữ lại có kinh?

Mỗi tháng ở buồng trứng có một nang trứng chín, lớp áo trong của nang sẽ tiết ra estrogen làm tái tạo và dầy nội mạc tử cung.

Đến giữa chu kỳ, dưới ảnh hưởng của LH (Luteinizing Hormon) của tuyến yên, trứng thoát nang gọi là “rụng”, vỏ trứng chuyển sang màu vàng gọi là hoàng thể. Hoàng thể tiết progesteron tiếp tay với estrogen để nội mạc dầy lên, ứ nước và tiết dịch chứa glycogen.

Nội mạc tử cung dầy lên nhằm đón trứng đã thụ tinh về làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì nó teo lại, tan ra, còn hai hoóc môn thấy hết việc bèn không làm gì nữa. Nồng độ 2 hoóc môn trong máu giảm hẳn sẽ làm các mạch máu nuôi nội mạc tử cung co lại.

Lúc đầu, chúng co giãn nhịp nhàng, sau co nhanh hơn rồi thít chặt như ta buộc sợi chỉ rồi đứt và một lượng máu chảy ra, đọng dưới nội mạc. Mấy ngày sau nội mạc suy dinh dưỡng bắt đầu bị bong tróc từng phần, cơn co tử cung sẽ giúp đẩy máu ra ngoài tạo kinh nguyệt.

Vậy là máu kinh rất sạch?

Nói chính xác là vô trùng bởi nó là máu chảy trong lòng mạch ra. Đây là điều khiến các bạn gái yên tâm bởi lâu nay vẫn có người cho rằng máu kinh là “dơ dáy”.

Tại sao máu kinh không đông?

Máu chảy ra rồi đọng dưới nội mạc tử cung. Ban đầu chúng đông lại, sau đó chừng một ngày, chất pasminogen trong máu sẽ làm tan cục máu đông, máu trở thành lỏng và chảy ra ngoài, vì thế bạn thấy máu kinh không đông.

Thế tại sao thỉnh thoảng vẫn có máu cục?

Đó là do những cục máu đông chưa đủ thời gian tan ra đã bị đẩy ra ngoài. Khi ấy bạn thấy bụng chướng và có những cơn đau bụng dưới rất rõ.

Vì sao con gái lại bị đau bụng khi có kinh?

Muốn tống máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh. Mỗi lần cơ tử cung co thì prostaglandin lại tiết ra thêm một chút.

Vậy tại sao có người đau nhiều, người đau ít?

Prostaglandin tiết ra thì phải có kẻ tiếp nhận. Những kẻ tiếp nhận ấy được gọi là chất cảm thụ đặc hiệu (receptor). Mức độ hoạt động của những chất cảm thụ đặc hiệu ở mỗi người khác nhau. Có người chúng rất khoái chí thì cái đau dữ dội. Ở người khác chất tiếp nhận hững hờ thì chỉ đau nhâm nhẩm mà thôi.

Thế thì tại sao ở cùng một người, có tháng đau nhiều lại có tháng đau ít?

Kinh nguyệt chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Nếu bạn đang căng thẳng trong kỳ thi, trong mối quan hệ gia đình, bè bạn thì cũng là yếu tố thuận lợi để chất cảm thụ đặc hiệu nhạy hơn với prostaglandin và làm bạn đau hơn.

Có người nói cứ lấy chồng thì hết đau bụng kinh là sao?

Điều này cũng… hơi hơi đúng trong một số trường hợp. Chúng ta biết đứng gác cửa âm đạo có màng trinh. Gọi là “màng” nhưng nó không bít kín như các bạn lầm tưởng. Mỗi màng có từ 3-6 lỗ nhỏ cho máu kinh đi ra.

Nếu bạn nào ra đời mà màng trinh chỉ có 1-2 lỗ bé tí thì khi có kinh cơ tử cung phải co thật mạnh mới đủ áp suất mà đẩy máu kinh ra ngoài. Co mạnh thì prostaglandin tiết ra nhiều và đau nhiều hơn. Khi bạn lập gia đình, quan hệ vợ chồng sẽ “khai thông” làm cho đường ra không bị bít nữa thì bạn hết đau thật.

Có người thấy kinh lần đầu đau bụng vật vã phải vào viện?

Có nhưng rất hiếm. Đó là những người có màng trinh bít kín, không có lỗ nào. Tử cung co nhưng máu không thoát ra ngoài. Khối máu kinh chừng 80-120 ml bị ứ lại gây đau kinh khủng như bà bầu đau đẻ và chỉ cần bác sĩ dùng đầu dao mổ rạch một đường nhỏ, máu có đường thoát là hết đau.

h2

Nhiều người vật vã đau bụng ngày đèn đỏ

Lại có người sau khi lấy chồng, có con rồi mới bị đau bụng kinh và đau dữ lắm, là sao?

Trường hợp này phải gặp bác sĩ phụ khoa mới xác định rõ được. Có thể người này bị một bệnh gọi là “lạc nội mạc tử cung”. Những mảnh nội mạc như đã nói ở trên không theo máu kinh ra ngoài mà lại bị đẩy ngược lên buồng trứng, qua loa vòi rơi vào ổ bụng, có mảnh gắn vào bàng quang…

Khi nội mạc biến đổi trong chu kỳ kinh thì những mảnh đi lạc này cũng biến đổi như thế. Khi nội mạc chảy máu thì chúng cũng chảy máu nhưng máu không có đường thoát nên ứ lại gây đau.

Khi hết kinh những chỗ đi lạc trở thành mô sẹo và chu kỳ sau lại thế. Những người bị lạc nội mạc tử cung mỗi khi có kinh là một cực hình. Họ phải gặp bác sĩ phụ khoa, các bác sĩ dùng laser đốt hết những mảnh lạc đó thì mới đỡ đau được.

Tại sao có người đau bụng kinh kèm theo tiêu chảy?

Chúng ta biết cơ trơn tử cung được điều hành bởi hệ thần kinh tự động. Khi cơ trơn tử cung được phát động “co”, ruột là “láng giềng gần” chịu luôn tác dụng cũng co bóp nhiều hơn nên bạn bị tiêu chảy chừng 3-4 lần trong ngày. Hết kinh lại hết tiêu chảy. Bạn nào hay lo lắng ưu phiền thường bị tình trạng này.

Tại sao có người lại đau đầu trong ngày hành kinh?

Prostaglandin là một chất nội tiết. Khi tiết ra nó chạy luôn vào máu và theo dòng máu đến toàn thân, lên đầu gây đau đầu, đến lưng gây đau lưng. Có bạn than đau toàn thân và trở nên khó tính khó nết vô cùng.

Có mấy loại đau bụng kinh?

Thường đau bụng kinh chia làm 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát gặp ở các bạn mới dậy thì. Đau bụng kinh thứ phát: sau 3 năm đau bụng mà không hết. Thứ phát có thể gặp nếu bạn bị viêm nhiễm âm ỷ ở tử cung do vệ sinh kinh nguyệt không đúng hoặc các chị có gia đình vệ sinh sau giao hợp không tốt hay bị nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục.

Vậy khi bị đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?

Nên. Chúng ta tìm ra thủ phạm gây đau thì dùng thuốc mà “đánh” nó. Có bạn hỏi: uống vậy có sao không? Bạn có thể yên tâm, thuốc vào cơ thể, làm xong nhiệm vụ “đánh” prostaglandin thì qua gan, được gan liên hợp với một chất khác rồi thải ra ngoài bằng đường phân và nước tiểu.

Có cách nào như ăn kiêng mà đỡ đau không?

Có, nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng cho thấy: bạn nào bị đau bụng kinh thì trước khi có kinh 7-10 ngày, bạn giảm ăn chất đạm, đường, chất béo, tăng rau xanh sẽ bớt đau. Tại sao vậy? Bởi nguyên liệu để tổng hợp prostaglandin ít đi thì chúng làm sao mà bài tiết nhiều được.

KHÔNG CHỈ LÀ QUẢNG CÁO

KHÔNG CHỈ LÀ QUẢNG CÁO

Gần đây một số thông tin cho rằng đặc tính TỰ KHÁNG KHUẨN của Claricup chỉ là quảng cáo và một số hãng cốc khác cũng tự nhận về khả năng này.
Green Life xin phép đăng bài viết này để các Đại lý cùng người tiêu dùng có thêm thông tin về sản phẩm và cẩn thận hơn trong quá trình tìm hiểu thông tin nhé.

Đối với các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch từ nước ngoài, đặc biệt liên quan đến sức khỏe, giấy tờ không nên thiếu đó chính là CO và COA.
CO là giấy chứng nhận xuất xứ, tiếng Anh là Certificate of Origin. CO cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó. Cụ thể đối với Claricup là nước Pháp.
COA hay C/A là viết tắt của “Certificate Of Analysis“, dịch nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. COA là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không. Các thông số trong COA chủ yếu có tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, màu sắc, kích thước,… của sản phẩm.
COA giống như tên gọi “giấy chứng nhận phân tích” của nó, khi vừa xác nhận vừa phân tích sản phẩm. COA là tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.
 Đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu của Green Life, chúng tôi luôn luôn có đầy đủ CO và COA như hình ảnh phía dưới.
 Các giấy tờ này được cấp bởi Phòng Thương mại Pháp. Các bạn có thể thấy trên COA ghi rõ đây là sản phẩm được làm từ silicone y tế cao cấp có tính kháng khuẩn.
 Đồng thời, sản phẩm được sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO 13485, đây là tiêu chuẩn được áp dụng cho các thiết bị y tế tại Pháp. Ngoài ra, Claricup được chứng nhận bởi rất nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới như FDA registed, UKAS, CE Marked…
 Là người tiêu dùng thông thái, các bạn sẽ biết nên tin vào các chứng chỉ trên thế giới hay những chứng chỉ sơ sài do 1 tổ chức dịch vụ nào đó tại Việt Nam cấp.

 Claricup được nhập khẩu nguyên chiếc đầy đủ từ nhà sản xuất CLARIPHARM. Và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng đúng theo nhà sản xuất công bố. Vui lòng truy cập website chính thức của nhà sản xuất tại http://www.claripharm.com/ để biết thêm chi tiết.

 Tất cả các sản phẩm lỗi hỏng đều được Công ty chúng tôi bảo hành 1 đổi 1 theo đúng chính sách bảo hành toàn cầu của nhà sản xuất. Do đó quý khách hàng có thể an tâm tuyệt đối với chất lượng sản phẩm.

 Mỗi hãng cốc nguyệt san có định hướng quảng cáo sản phẩm khác nhau, tuy nhiên, việc xuyên tạc một cách thiếu hiểu biết về sản phẩm của Công ty chúng tôi là một hành động khó chấp nhận

 MỘT LẦN NỮA CHÚNG TÔI KHẲNG ĐỊNH RẰNG: CLARICUP là cốc nguyệt san ĐẦU TIÊN và DUY NHÂT trên thế giới có KHẢ NĂNG TỰ KHÁNG KHUẨN.

COA

CA

Bạn nên biết Cốc nguyệt san nào an toàn!!!

Bạn nên biết Cốc nguyệt san nào an toàn!!!

Claricup ™ là cốc nguyệt san ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT trên thế giới được làm bằng silicon y tế cao cấp có khả năng TỰ KHÁNG KHUẨN.

Loại silicon được sử dụng trong cốc nguyệt san Claricup được FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận, tuân theo tiêu chuẩn CE của Châu Âu và đặc biệt đã được thử nghiệm tương tự như các thiết bị cấy ghép y khoa cho cơ thể người như máy điều hòa nhịp tim. Có thể nói rằng đây là loại silicon đỉnh cao và đã trải qua các thí nghiệm vô cùng nghiêm ngặt nên tuyệt đối an toàn với cơ thể người.

Silicon của Claricup cũng có khả năng Tự kháng khuẩn do công nghệ tráng bạc và tích hợp trực tiếp vào loại silicon dùng để sản xuất Claricup. Claricup có khả năng chống lại các loại nấm, nấm men và nấm mốc, giữ vệ sinh an toàn tuyệt đối cho bạn. Do âm đạo của chúng ta là nơi chứa rất nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcal, đặc biệt trong những ngày đèn đỏ, nên việc Claricup có khả năng Tự kháng khuẩn là một trong những đặc tính tuyệt vời giúp cốc nguyệt san Claricup trở nên an toàn hơn bao giờ hết.

An toan