Ăn gì bớt đau bụng ngày ‘đèn đỏ’?

Ăn gì bớt đau bụng ngày ‘đèn đỏ’?

Đau bụng là một trong những cảm giác khó chịu phụ nữ phải trải qua trong kỳ kinh nguyệt. Một số thực phẩm dễ tìm, dễ chế biến có thể giúp chị em giảm bớt cơn đau.

1

Cá hồi: Cá hồi có chứa axit béo omega-3 giúp giảm viêm, rất hữu ích trong việc giảm đau – trong đó có cơn đau do kinh nguyệt. Ngoài ra, đây còn là nguồn vitamin D và B6 dồi dào, giúp bạn hấp thụ canxi tốt hơn, đồng thời giảm cảm giác đau tức ở bụng và ngực khi đến tháng

2

Các loại rau lá xanh đậm: Việc mất máu trong kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể bạn thiếu hụt một lượng chất sắt, gây cảm giác mệt mỏi và bơ phờ. Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn hay rau bina không chỉ chứa nhiều sắt, mà còn có nhiều loại vitamin bổ dưỡng

3

Chuối, dứa và kiwi: Chuối chứa một lượng lớn B6 và kali, giúp giảm cảm giác chướng bụng và đau khi “đèn đỏ”. Bạn có thể kết hợp chuối với dứa và kiwi để tăng thêm hiệu quả, do dứa chứa bromelain – một enzyme giúp chống viêm, còn kiwi rất giàu actinidin – giúp bạn tiêu hóa đạm tốt hơn

4

Các loại thực phẩm giàu canxi: Canxi sẽ giúp giảm những cơn đau co rút ở bụng do kinh nguyệt. Bạn có thể uống sữa, ăn các loại rau xanh đậm hay các loại hải sản

5

Yến mạch: Ngoài việc rất ngon và giàu dinh dưỡng, yến mạch còn chứa nhiều kẽm và magiê, giúp mạch máu giãn ra và ổn định serotonin – hoạt chất giúp chống cảm giác tuyệt vọng trong não. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn trong thời kỳ “đèn đỏ”

6

Trứng: Trứng chứa nhiều vitamin B6, D và E, giúp giảm cảm giác đau do kinh nguyệt gây ra. Ngoài ra, chúng còn là nguồn protein dồi dào, giúp bạn có thêm sức khỏe

7

Gừng: Gừng không chỉ giúp chống lại cảm giác buồn nôn mà còn giúp giảm chướng bụng

8

Trà hoa cúc: Loại trà này vừa thơm ngon, vừa không chứa caffeine, lại còn giúp giảm các cơn đau co rút. Chúng cũng giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và thư thái hơn

9

Chocolate đen: Chocolate đen chứa nhiều magiê và chất xơ, đồng thời giúp tinh thần bạn thoải mái, vui vẻ hơn. Hãy chọn loại có ít nhất 85% cacao để có kết quả tốt hơn

10

Bơ lạc: Loại thực phẩm này cũng là nguồn magiê dồi dào, giúp bình ổn serotonin và giảm cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Tuy nhiên, bạn nên chú ý chỉ chọn loại không muối hoặc ít muối để không làm giảm tác dụng.

10 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

10 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản.


Rối loạn kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản. Hiện tượng kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt) có biểu hiện như: kinh nguyệt nhiều; chu kỳ kinh ngắn, kéo dài; kinh nguyệt thưa ít; kinh nguyệt quá ít; kinh nguyệt không theo quy luật; kinh nguyệt giữa kỳ kinh…

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều:

1. Mất cân bằng nội tiết: Nếu bạn đang ở tuổi dậy thì và mới có kinh được vài tháng thì bạn đừng quá lo lắng. Vì đây thường là giai đoạn cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý, nên kinh nguyệt có thể chưa ổn định.

dau-hieu-ban-dang-mat-can-bang-noi-tiet-tram-trong-hinh-4

2. Lối sống sinh hoạt hàng ngày không ổn định: thức quá khuya, thiếu ngủ, yếu tố gây stress gây căng thẳng, lo âu, đau khổ… hay có sự thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn gái không đều hoặc có những tháng bị chậm kinh.

3. Rối loạn tiêu hóa: ăn quá nhiều, thức ăn nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

4. Vệ sinh không sạch sẽ, nhất là trong những ngày hành kinh, sau quan hệ tình dục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh viêm phụ khoa nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt.

5. Hoạt động thể lực quá sức: lao động nặng, luyện tập thể thao chuyên nghiệp (vận động viên), đòi hỏi làm việc với cường độ cao, tiêu hao năng lượng quá nhiều, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
tap the duc qua suc
6. Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý (huyết áp, tiểu đường, tim mạch…) một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt .

7. Sử dụng chất kích thích: uống quá nhiều rượu, bia , café… cũng có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn nội tiết, làm chu kì kinh nguyệt không đều, hoặc là biến mất.

8. Cho con bú: cũng ảnh hưởng đến lượng hormone và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.

cho-con-bu-khong

9. Các bệnh như đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, những bất thường ở buồng trứng cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Các trường hợp này nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh ở nữ giới.

10. Nguyên nhân từ nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo thai, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên…

Theo Dân Việt