NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG CỐC NGUYỆT SAN

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG CỐC NGUYỆT SAN

Băn khoăn

  1. Nên tập thử dùng lần đầu vào thời điểm nào?
    Thời điểm thích hợp nhất để tập dùng thử cốc nguyệt san là hai ngày cuối của chu kỳ. Lý do là vì những ngày đèn đỏ thì lỗ âm đạo to hơn nên việc đưa vào và rút ra sẽ dễ dàng hơn đối với những người mới sử dụng. Hai ngày cuối còn đảm bảo nếu bạn còn lóng ngóng chưa biết điều chỉnh đúng vị trí thì tránh được rủi ro bị rò rỉ nhiều.
  2. Làm sao ước lượng được lúc nào thì sắp đầy cốc để đi đổ? Nếu đầy quá, lúc bỏ ra, nó tràn ra thì sao?
    Khi nào đầy bạn đi vệ sinh sẽ thấy một ít máu hồng hồng chảy ra, lúc đó bạn phải tháo ra đổ đi. Nó không tràn nhiều vì trên cốc có các lỗ thông nhỏ li ti, khi đầy nó sẽ chảy qua lỗ đó ra ngoài >>đi tiểu thấy hồng hồng >>báo đầy. Chỉ một vài chu kì đầu bạn sẽ nhanh chóng biết được tầm bao lâu sẽ đầy.
  3. Bạn sợ cốc nguyệt san bịt kín có gây hại gì không?
    Các bạn có biết là máu kinh hoàn toàn sạch, nó chỉ bị hôi bẩn khi bị tiếp xúc ra ngoài không khí và bị vi khuẩn làm hôi. Khi dùng cốc nguyệt san, máu kinh được đựng trong cốc, không bị tiếp xúc với không khí, hoàn toàn sạch sẽ. Cốc nguyệt san đã được các bạn nước ngoài sử dụng và khen ngợi rất rất nhiều rồi, không có lý do gì để các bạn gái Việt Nam chúng ta không thử.
  4. Có phải tháo cốc nguyệt san khi đi vệ sinh không?
    Đây là câu hỏi khi nghe thì cảm chừng như hơi băn khoăn vì thực tế ai cũng đều biết lỗ tiểu và lỗ âm đạo là khác nhau. Nhưng khoan đã cười, vì thực tế nhiều bạn sử dụng tampon phải thay tampon khi đi tiểu vì dây bị ướt nên việc đặt câu hỏi là hoàn toàn hợp lý. Cốc nguyệt san bằng silicon hoặc nhựa y tế nên bạn yên tâm là không bị ướt nhé, bạn cứ thoải mái đến tối đa 12 giờ đồng hồ nhé.
  5. Mình đang đặt vòng tránh thai, có thể dùng cốc nguyệt san được không?
    Bạn có thể dùng cốc nguyệt san khi đang đặt vòng tránh thai. Theo kinh nghiệm dân gian những người đặt vòng thường ra máu nhiều, bạn nên chọn cốc có thể tích lớn để được lâu thời gian hơn nhé.
  6. Dùng cốc nguyệt san có thể hoạt động mạnh được không?
    Bạn hoàn toàn yên tâm là dùng cốc nguyệt san cực kì thoải mái, có thể chạy nhảy, bơi lội, yoga, khiêu vũ…mà không phải lo lắng bất cứ điều gì nhé. Bạn sẽ dường như không có cảm giác là đang bị “đèn đỏ “.
  7. Nhìn ảnh mình thấy cốc nguyệt san như chiếc chuông, làm sao để cho vào âm đạo mà không bị đau?
    Bạn hoàn toàn yên tâm về điều này nhé, trước khi cho vào âm đạo bạn cần phải gấp lại, và nó chỉ nhỉnh hơn tampon một tí thôi.
  8. Mình có thể dùng cốc nguyệt san lúc ngủ không?
    Bạn hoàn toàn yên tâm dùng cốc nguyệt san khi ngủ nhé, không hề bị rò rỉ. Tuy nhiên, bạn nên đặt cốc nguyệt san trước khi đi ngủ và tháo ra khi ngủ dậy. Cốc nguyết san chịu được trong cơ thể tối đa đến 12 giờ.
  9. Mình lo sợ cốc nguyệt san bị lọt sâu vào trong?
    Bạn yên tâm nhé, không bao giờ có chuyện đó đâu nhé.
  10. Dùng cái này có gây dị ứng, gây ngứa không? Có hợp vệ sinh không vì dùng băng vệ sinh và tampon thì cứ 4 tiếng lại thay, cái này cứ để trong người mình có vệ sinh không? Cái này có ảnh hưởng đến việc có em bé không?
    Dùng cốc nguyệt san không hề bị dị ứng nhé, vì nó làm bằng silicon, không hề có hóa chất, chỉ có băng vệ sinh và tampon mới dễ gây dị ứng vì chứa đủ thứ chất tẩy trắng, chất siêu thấm…
    Máu kinh rất rất sạch nếu không bị tiếp xúc với không khí. Dùng cốc nguyệt san không cho máu kinh tiếp xúc với không khí nên không hề có mùi như khi dùng băng vệ sinh.
    Cốc nguyệt san được các nước phương Tây dùng từ nhiều năm rồi và được các bác sỹ chuyên khoa khuyên dùng nên bạn yên tâm sử dụng, không phải lo về vụ ảnh hưởng sinh đẻ đâu, dùng tampon với băng vệ sinh mới thực sự đáng lo.
  11. Sử dụng cốc nhiều khi cho vào lấy ra có gây xước vùng kín không?
    Cái này lấy ra nhẹ nhàng lắm nhé, vì silicon rất mềm.
  12. Em muốn hỏi vệ sinh cốc nguyệt san như thế nào mỗi lần lấy ra và sau kì kinh nguyệt, bảo quản như thế nào trong môi trường ô nhiễm ở Việt Nam để đảm bảo không bị bụi bẩn trước khi cho vào cơ thể, có dung dịch làm sạch nào đi kèm không hay chỉ làm sạch bằng nước ấm thôi ạ?
    Trước và sau khi kết thúc kì kinh nguyệt thì bạn đun sôi tầm 5 phút với 2 lít nước. Trong kì kinh không cần nhé, chỉ cần tráng qua nước sạch là được, và tránh tiếp xúc lâu với không khí. Còn khi nó đã ở bên trong mình rồi thì không phải lo lắng vi khuẩn tấn công đâu nhé, vì môi trường âm đạo luôn có sự bảo vệ.
    Muốn làm sạch thì bạn có thể dùng viên rửa, nếu không bạn dùng viên tiệt trùng bình sữa của trẻ em, tuyệt đối không rửa bằng xà phòng, vì sẽ ảnh hưởng môi trường âm đạo. Sau kì kinh đun sôi tiệt trùng xong để khô rồi bảo quản trong túi vải có sẵn của nó.
  1. Nếu lỡ rút thẳng ra khi chưa làm cho không khí lọt vào thì có lôi theo “cái gì” ra không? Động tác Kegel là gì?
    Không thể rút được nếu chưa làm không khí lọt vào, có cố rút cũng không thể rút được, và sẽ làm bạn bị đau đó. Vì cốc nguyệt san giống như cái giác hút vậy, vì thế cần loại bỏ khả năng hút trước khi lấy ra.
    Động tác Kegel là động tác tập thể dục cơ âm đạo, như kiểu nhịn tiểu. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên google hoặc gọi đến số 0961 12 6600 để được tư vấn chi tiết hơn.
Những lợi ích chỉ có khi sử dụng Cốc nguyệt san

Những lợi ích chỉ có khi sử dụng Cốc nguyệt san

TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN LÀ RẤT KHÓ, nhưng BẠN sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khi từ bỏ thói quen sử dụng băng vệ sinh và thay thế bằng Cốc nguyệt san Claricup

 Lợi ích 1 về kinh tế: Cốc nguyệt san có thể tốn kém hơn một chút so với băng vệ sinh nhưng lại có thể sử dụng trong khoảng 10 năm tính ra tiết kiệm được 9 năm tiền bvs rồi.

 Lợi ích 2 là thân thiện với môi trường: Dùng xong có thể rửa sạch và cốc có tính năng tự diệt khuẩn nhờ công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn thiết bị y tế tại Cộng Hòa Pháp tích hợp ION bạc vào Silicone y tế cao cấp.

 Lợi ích 3 nhẹ nhàng, nhỏ gọn và tiện dụng: chị em có thể mang đi bất kì nơi đâu với hộp đựng cực kì xinh xắn.

 Lợi ích 4 cực kì thoải mái dùng mà như không dùng: Không còn cảm giác nóng bức, đóng bỉm, chị em có thể thoải chạy nhảy hay bơi lội.

 Lợi ích 5 không ảnh hưởng đến sức khỏe: được sản xuất và kiểm định nghiêm ngặt, cũng như Claricup có đủ các chứng nhận về sức khỏe của quốc tế:   FDA;  CE;   UKAS…

 Lợi ích 6: Số lần thay ít hơn so với băng vệ sinh và tampon với Claricup thoải mái bay nhảy nguyên ngày mà không cần lo lắng.

Mỗi loại cốc chính hãng đều có các ưu nhược điểm riêng, nhưng MC Ốc Thanh Vân, một trong những diễn viên kiêm MC nổi tiếng của Việt Nam đã nghiên cứu và lựa chọn Claricup là người bạn thân thiết của mình trong những ngày ấy. Cô đã có những chia sẻ rất chi tiết về cốc nguyệt san Claricup, bạn xem video bên dưới nhé

https://youtu.be/1MmCyPCb2Tc

Băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san, chọn “chiến hữu” nào cho ngày “đèn đỏ”?

Băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san, chọn “chiến hữu” nào cho ngày “đèn đỏ”?

Mong muốn được bảo vệ tuyệt đối trong những ngày “đèn đỏ” là mơ ước của hầu hết các chị em phụ nữ để tránh những tình huống dở khóc dở cười không đáng có. Thế nhưng bạn có chắc đã biết rõ về những “chiến hữu” đồng hành cùng mình hàng tháng?

Để quyết định lựa chọn sản phẩm nào tốt nhất với mình trong ngày “đèn đỏ”, đầu tiên bạn cần biết rõ về cơ thể và kỳ kinh của mình. Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi khác nhau giữa người này với người khác về thời gian, mức độ chảy máu cũng giống như việc có người chỉ hợp với một loại sản phẩm trong khi có người lại dễ dàng thay đổi các loại khác nhau tùy theo sở thích.

Hãy cùng khám phá xem “chiến hữu” nào sẽ là người đồng hành cùng bạn mỗi tháng tốt nhất.

1. Băng vệ sinh

sanitary-napkins-300x200

Băng vệ sinh đã có một thời gian dài thay đổi từ hình dáng này sang hình dáng khác cùng với sự phát triển của xã hội. Trước khi những chiếc băng vệ sinh đầu tiên ra đời, phụ nữ thường phải dùng vải bông hoặc vải cotton trong những ngày “đèn đỏ” và sau đó giặt sạch, phơi khô để tái sử dụng vào tháng tiếp theo.

Nhưng hiện nay, bạn rất dễ dàng để mua một gói băng vệ sinh dùng một lần tại bất kì siêu thị hay cửa hàng bán lẻ nào trên phố. Loại sản phẩm này thích hợp với những cô gái trẻ bắt đầu có kinh nguyệt vì nó rất thân thiện và dễ sử dụng.

Băng vệ sinh cũng được thiết kế đa dạng, thích hợp với từng yêu cầu: Loại maxi dành cho những ngày chảy máu nhiều, loại mini dành cho những ngày cuối, loại “siêu thấm hút” với tính năng thấm hút tối đa nhưng vẫn mềm mỏng. Bạn cũng có thể chọn loại băng vệ sinh không cánh dán trực tiếp lên đáy quần lót hay loại băng vệ sinh có cánh để hạn chế sự xê dịch ngay cả khi phải di chuyển nhiều.

2. Tampon

Băng vệ sinh và tampon

Tampon là lựa chọn số một cho những cô nàng mê hoạt động thể chất. Bạn có thể vẫn tập luyện thể thao, chạy bộ, bơi lội ngay trong ngày “đèn đỏ” mà không hề lo lắng. Ngoài ưu điểm trên ra, nhiều người lựa chọn tampon vì họ sẽ được giải phóng hoàn toàn bởi cảm giác lo lắng miếng băng vệ sinh bị xê dịch, gấp nếp do di chuyển.

Cũng giống như băng vệ sinh, tampon có nhiều lựa chọn cho phụ nữ. Tùy theo thói quen mà bạn có thể chọn mua tampon với cần đẩy bằng giấy carton vừa ít tốn kém lại vừa thân thiện với môi trường; tampon với cần đẩy bằng nhựa để dễ đưa vào cơ thể hơn hoặc tampon không cần đẩy. Một số hãng cũng bán hộp tampon với nhiều loại kích cỡ để bạn có thể sử dụng: tampon thấm hút cho ngày ra nhiều và tampon nhỏ hơn cho những ngày ra ít.

Một số loại tampon có chứa chất khử mùi giúp giảm mùi hôi vùng kín trong những ngày hành kinh. Mặc dù vẫn đang có nhiều tranh cãi về sự an toàn của tampon với các bệnh về nội mạc tử cung và hội chứng sốc nhiễm độc nhưng không ai có thể phủ nhận được sự tiện lợi của phát minh này.

Tampon là một phát minh tuyệt vời cho những cô gái năng động. Nhưng nếu bạn vẫn lo lắng về những rủi ro sức khỏe, bạn có thể tìm mua tampon có nguồn gốc hữu cơ hoặc cotton tự nhiên.

Dưới đây là ý nghĩa của một số loại tampon bạn có thể tham khảo để có lựa chọn tốt nhất cho mình:

– Junior: thấm hút được tối đa 6 gram chất lỏng

– Regular: thấm hút từ 6 đến 9gram chất lỏng

– Super: thấm hút được từ 9 đến 12 gram chất lỏng

– Super plus: thấm hút được từ 12 đến 15 gram chất lỏng

(trong đó 1gram máu kinh nguyệt tương đương 1,25ml )

3. Cốc nguyệt san

Cốc nguyệt san đã được đưa vào sử dụng khoảng một thập kỉ nay và đang ngày càng trở nên phổ biến. Cốc có hai loại, dùng một lần và dùng nhiều lần.

Cốc nguyệt san phần lớn được làm từ silicon y tế nên rất an toàn với cơ thể. Cốc tái sử dụng nhiều lần  và có thời gian sử dụng lên đến 15 năm, tùy thuộc vào từng loại cốc. Cơ chế của cốc nguyệt san là đặt trong âm đạo và hứng kinh nguyệt nên an toàn hơn so với tampon và băng vệ sinh. Đặc biệt khi sử dụng cốc nguyệt san, chị em có thể thoải mái vận động, bơi lội, tập yoga… trong những ngày đèn đỏ. Cốc có thể sử dụng tối đa 12h trong cơ thể. Nhờ những ưu điểm vượt trội so với băng vệ sinh và tampon nên cốc nguyệt san đang ngày càng được nhiều chị em ưu ái lựa chọn.

clari cup packaging taille L 05

Tuy nhiên khi sử dụng cốc nguyệt san, bạn cần chú ý chọn mua những sản phẩm có thành phần được làm từ 100% silicon y tế, từ các hãng có danh tiếng trên thế giới để đảm bảo an toàn tuyệt đối cũng như mang lại sự thoải mái nhất cho mình trong những ngày ấy.


Cảnh báo: Hầu hết các sản phẩm băng vệ sinh phụ nữ đều chứa các thành phần độc hại

Cảnh báo: Hầu hết các sản phẩm băng vệ sinh phụ nữ đều chứa các thành phần độc hại

Trên trang Huffingtonpost mới đây có đăng bài viết của Dr. Joseph Mercola về cảnh báo hầu hết các sản phẩm băng vệ sinh phụ nữ đều có chứa các thành phần độc hại. Bài viết đã phân tích và có những dẫn chứng xác đáng về những thành phần độc hại có chứa trong các sản phẩm băng vệ sinh có trên thị trường.


Toàn văn bài viết như sau:
“Vấn đề về sự an toàn của các sản phẩm vệ sinh phụ nữ hiếm khi được thảo luận, nhưng đây thực sự là một chủ đề quan trọng cho hơn 1/3 dân số trên trái đất.
Tại sao lại như thế? Bởi vì da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể của bạn, và cũng là cơ quan mỏng nhất. Dưới 1/10 inch sẽ tách cơ thể bạn khỏi các chất độc hại. Tuy nhiên tệ hơn nữa là da của bạn có khả năng thẩm thấu rất cao, đặc biệt là da xung quanh và da tại khu vực âm đạo của bạn.
Bất cứ thứ gì tiếp xúc liên tục với da của bạn đều sẽ dẫn vào máu để phân bố khắp cơ thể. Đây là lý do tại sao tôi rất thích câu nói “Đừng đặt bất cứ thứ gì lên cơ thể mình mà bạn sẽ không ăn nếu bạn bắt buộc phải làm vậy.”
Các hóa chất trên da của bạn có thể tệ hơn so với việc bạn ăn chúng. Ít nhất các enzyme trong nước bọt và dạ dày giúp phá vỡ và tẩy rửa các hóa chất khỏi cơ thể. Nhưng khi hóa chất chạm vào làn da của bạn, chúng sẽ hấp thụ trực tiếp vào máu bạn, đi thẳng tới các cơ quan nhạy cảm trong cơ thể bạn. Và một khi trong cơ thể, các hóa chất có thể tích tụ lại vì bạn thường thiếu các enzym cần thiết để phá vỡ chúng.
Theo tôi, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể được so sánh với “quả bom hẹn giờ” do số năm phơi nhiễm. Một phụ nữ Hoa Kỳ trung bình sử dụng 16.800 băng vệ sinh trong suốt cuộc đời mình hoặc có thể lên đến 24.360 nếu cô ấy đang dùng liệu pháp thay thế estrogen.
Và đó chỉ là băng vệ sinh. Nhiều phụ nữ sử dụng các loại vệ sinh khác nhau, riêng biệt hoặc dùng kèm với băng vệ sinh.

Băng vệ sinh và tampon

Điều gì thực sự có trong các sản phẩm vệ sinh và tampon?
Trong các bài viết nổi bật của mình, Andrea Donsky, nhà sáng lập Naturally Savvy và là đồng tác giả của các bài học về Nhãn hiệu: Hướng dẫn bạn mua sắm một giỏ hàng khỏe mạnh, cho thấy chúng ta rất ít được biết về các nguyên liệu trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Trên thực tế, các nhà sản xuất băng vệ sinh và tampon không phải tiết lộ thành phần chứa trong sản phẩm vệ sinh và tampon vì các sản phẩm vệ sinh phụ nữ được coi là “thiết bị y tế”.
Khi Andrea gọi điện trực tiếp đến Procter & Gamble để hỏi về nội dung trong băng vệ sinh “Always Infinity” của họ, nhân viên dịch vụ chỉ có thể đề cập đến hai loại thành phần: bọt và một thành phần được cấp bằng sáng chế gọi là Infinicel – một vật liệu hấp thụ cao có thể hấp thụ gấp 10 lần trọng lượng của nó.
Video (link: https://www.youtube.com/watch?v=4vwQpe3CCH4&feature=player_embedded) chứng tỏ điều gì sẽ xảy ra khi một băng vệ sinh hữu cơ so với băng vệ sinh thông thường khi được đốt cháy. Băng vệ sinh cotton hữu cơ 100%, do Natracare sản xuất, cháy chậm và cháy sạch sẽ, hầu như không để lại cặn bã. Nhưng băng vệ sinh Always Infinity với thành phần chủ yếu không được tiết lộ tạo ra khói đen và chất cặn dư thừa, cho thấy lớp đệm có thể chứa dioxins, sợi tổng hợp và các chất phụ gia hóa dầu.
Trên thực tế, một miếng băng vệ sinh thông thường có thể chứa đựng tương đương với 4 túi nhựa. Với tất cả mọi thứ mà chúng ta biết về sự độc hại của hóa chất nhựa, điều này thực sự là một mối bận tâm. Ví dụ, hóa chất dẻo như BPA và BPS phá vỡ sự phát triển phôi thai. Chúng liên quan đến bệnh tim và ung thư. Các chất Phthalates dùng làm lớp tráng cuối của tampon, được biết là làm mất đi sự biểu hiện gen, và DEHP có thể gây ra nhiều tổn thương cơ quan. Các chất tổng hợp và chất dẻo hạn chế không khí và giữ nhiệt và ẩm ướt, có khả năng thúc đẩy tăng trưởng men và vi khuẩn trong vùng âm đạo của bạn. Bên cạnh chất dẻo dầu thô, các tấm vệ sinh thông thường cũng có thể chứa các thành phần nguy hiểm khác, như các chất trung hòa mùi và mùi.
Giá bạn đang phải trả cho những miếng băng vệ sinh trắng “sạch”
Làm thế nào để các miếng băng vệ sinh tampon luôn nhìn siêu trắng “sạch”? Thường là thuốc tẩy chlorine, có thể tạo ra dioxin độc hại và các phụ phẩm khử trùng khác (DBPs) như trihalomethane.
Các nghiên cứu cho thấy dioxin thu thập được trong mô mỡ của bạn. Theo một báo cáo của EPA, dioxin là một mối đe dọa nghiêm trọng về sức khoẻ cộng đồng mà không có mức độ phơi nhiễm “an toàn”! Các báo cáo được xuất bản cho thấy rằng thậm chí mức độ nhiễm dioxin cũng có thể liên quan đến:

• Sự phát triển mô bất thường ở bụng và các cơ quan sinh sản
• Tế bào bất thường tăng trưởng khắp cơ thể
• Ức chế hệ miễn dịch
• Sự gián đoạn hệ thống nội tiết và nội tiết

Trong khi đó, lập trường chính thức của FDA là không có nguy cơ sức khoẻ không kỳ vọng liên quan đến lượng dioxin trong băng vệ sinh.
Natural Savvy ghi nhận rằng cách đây 10 năm, Carolyn Maloney đã giới thiệu một dự luật yêu cầu nghiên cứu về nguy cơ sức khoẻ tiềm ẩn đối với việc sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ, bao gồm ung thư cổ tử cung, buồng trứng và ung thư vú và nội mạc tử cung. Thật không may, dự luật này không được thông qua, và không có bất kỳ nghiên cứu nào được tiến hành.
Bạn có thể Hấp thụ GMOs Qua Tampons của bạn?
Nhiều chuông báo động đã tắt khi Andrea nghiên cứu các mối nguy hiểm tiềm ẩn đối của các sản phẩm phụ nữ cho cuốn sách của cô, “Bài học nhãn hiệu”, chẳng hạn như:
• Băng vệ sinh thông thường có chứa thuốc trừ sâu: Mỗi năm 2 tỉ đô la được sử dụng cho thuốc trừ sâu để phun bông.
• Băng vệ sinh thông thường có thể chứa sinh vật biến đổi gen (GMOs). Theo USDA, 94 phần trăm của toàn bộ bông Hoa Kỳ được thiết kế về mặt di truyền.
• Tampon và miếng đệm có mùi thơm và mùi hương nhân tạo hầu như là một loại súp hóa học, có màu giả, polyester, chất kết dính, polyethylene (PET), polypropylene và propylen glycol (PEG), các chất gây ô nhiễm liên quan đến hoóc môn bị gián đoạn, ung thư, dị tật bẩm sinh, khô da và vô sinh.
Andrea tự hỏi liệu nếu sử dụng một băng vệ sinh GMO vài lần mỗi tháng thì khác gì việc ăn thực phẩm GMO. Nhưng thậm chí có thể tồi tệ hơn, khi nhìn vào tường âm đạo có độ thẩm thấu cao, cho phép độc tố như dư lượng thuốc trừ sâu và protein GMO trực tiếp vào máu.
Hãy coi chừng hội chứng sốc độc (TSS)
Hãy nhớ: Tampons tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các giọt nước siêu nhỏ trong thành âm đạo từ băng vệ sinh cho phép vi khuẩn tích tụ. Một nguy cơ đáng tiếc là Hội chứng sốc độc (TSS), gây ra bởi các độc tố độc hại từ vi khuẩn Staphylococcus aureus (staph) hoặc Streptococcus nhóm A (strepococcus). TSS là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, do đó nhận thức triệu chứng là rất quan trọng. Nếu bất kỳ triệu chứng nào sau đây xảy ra trong quá trình sử dụng băng vệ sinh của mình, hãy tìm trợ giúp y tế ngay:
• Sốt cao đột ngột
• Nôn mửa
• Bệnh tiêu chảy
• Huyết áp thấp
• Động kinh
• Rát trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân
• Đau cơ
• đỏ mắt, miệng và / hoặc cổ họng

Để giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng đe dọa tính mạng này:

• Tránh băng vệ sinh siêu thấm – hãy chọn băng vệ sinh mức thấm hút thấp nhất để kiểm soát kinh nguyệt của bạn
• Không bao giờ để tampon qua đêm; hãy sử dụng miếng lót qua đêm.
• Khi sử dụng tampon, hãy cẩn thận để không làm trầy xước âm đạo của bạn (tránh các dụng cụ bằng nhựa).
• Thay thế việc sử dụng tampon với băng vệ sinh trong chu kỳ.
• Thay băng vệ sinh ít nhất mỗi 4-6 giờ.
• Không sử dụng tampon giữa các chu kỳ.

Giải pháp thay thế an toàn hơn
Nhiều sản phẩm vệ sinh phụ nữ ngày nay có chứa chất liệu tơ rayon, veces, và xơ xenlulô … không phải bông. Rayon và viscose có nguy cơ tiềm ẩn bởi các chất xơ có khả năng hấp thụ cao, có thể dính vào thành âm đạo của bạn. Khi loại bỏ, các sợi còn ở lại phía sau, làm tăng nguy cơ TSS của bạn.
May mắn thay, có những lựa chọn thay thế an toàn hơn. Vì FDA điều chỉnh độ thấm tampon, tất cả băng vệ sinh trên thị trường phải đáp ứng các hướng dẫn hấp thụ. Theo Tiến sĩ Philip Tierno, giáo sư lâm sàng về vi sinh học và bệnh lý tại Trung tâm Y tế NYU, 100% băng vệ sinh bằng bông phải “kiểm tra liên tục dưới mức phát hiện được đối với độc tố TSS”.
Dựa trên nghiên cứu của mình, Andrea khuyến cáo các nhãn hiệu băng vệ sinh hữu cơ và sản phẩm cốc nguyệt san – sản phẩm thay thế băng vệ sinh và tampon, có hình dạng như một chiếc cốc, được làm từ silicon y tế và được đưa vào trong âm đạo để hứng máu kinh. Vì được làm từ 100% silicon y tế nên cốc nguyệt san rất an toàn với cơ thể của bạn.”

clari cup packaging taille S 05

Link bài viết gốc: https://www.huffingtonpost.com/dr-mercola/feminine-hygiene-products_b_3359581.html

3 sai lầm nghiêm trọng chị em nào cũng mắc trong ngày “đèn đỏ”

3 sai lầm nghiêm trọng chị em nào cũng mắc trong ngày “đèn đỏ”

Thói quen uống nước có ga, đấm bóp lưng, mặc quần bó sát trong ngày “đèn đỏ”… là những sai lầm nhiều chị em đang mắc phải mà không biết.


Sai lầm khi đấm lưng trong ngày “đèn đỏ”

3-sai-lam-nghiem-trong-chi-em-nao-cung-mac-trong-ngay-den-do_20150803123328924

Cứ đến ngày “đèn đỏ”, nhiều chị em có biểu hiện đau lưng, đau bụng, cơ thể rã rời nên thường nhờ người xoa bóp, đấm lưng để đỡ nhức mỏi. Tuy nhiên đây là một sai lầm rất có hại cho sức khỏe của chị em.

Việc đấm lưng trong ngày này sẽ làm khoang chậu bị sung huyết nặng nề, máu ra nhiều và kéo dài thời gian hành kinh. Mặc khác, trong thời gian hành kinh, sức đề kháng giảm, mặt vết thương hình thành bóc tách rời màng trong tử cung ra, miệng cổ tử cung lỏng lẻo, nếu thường xuyên bị kích thích sẽ vừa bất lợi cho việc phục hồi vết thương, vừa dễ bị nhiễm cảm và sinh ra các bệnh phụ khoa.

Mặc quần bó sát, chậm thay băng

Vì sợ trong quá trình di chuyển bị xô lệch, nhiều chị em chọn mặc quần bó sát để cảm giác yên tâm. Điều này khiến “cô bé” vô cùng bí bách, ngoài lớp băng vệ sinh, cộng thêm quần bó chẽn nữa khiến vùng kín không được thông thoáng, vừa bị chèn ép, vừa bị rối loạn tuần hoàn máu và cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, nhiều chị em chủ quan chỉ thay băng vệ sinh khi miếng băng đã đầy dịch. Việc mặc băng vệ sinh quá lâu sẽ phát sinh các loại nấm, vi khuẩn dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm âm đạo. Thậm chí một số chị em còn có nguy cơ mắc hội chứng sốc độc TSS khi sử dụng băng vệ sinh.

Theo các chuyên gia thời gian tốt nhất để sử dụng 1 miếng băng vệ sinh là 4 tiếng, dù nó đã thấm hút nhiều hay ít cũng nên vệ sinh sạch sẽ và thay mới. Một biện pháp thay thế tuyệt vời khác đó chính là sử dụng cốc nguyệt san . Với thời gian sử dụng lâu, lên đến 12h, chị em có thể thoải mái hoạt động và quên đi những nỗi lo của ngày đèn đỏ.

claricup

Uống nước có ga để rút ngắn thời gian đèn đỏ

Nhiều chị em chọn cách uống nước có ga trong ngày “đèn đỏ” để ra nhanh với mong muốn chóng hết một kỳ kinh nguyệt. Đây là một sai lầm hết sức tai hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia, uống các loại nước ngọt có ga, café, bia rượu… trong ngày “đèn đỏ” thì tình trạng ra máu kinh nguyệt ra nhiều hơn. Tuy nhiên nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tuần hoàn máu cũng như việc hấp thụ sắt của cơ thể, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Ngoài ra, dùng nhiều nước ngọt, nước có ga trong ngày “đèn đỏ” sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày, gặp hiện tượng yếu mệt, thẫn thờ, đó là biểu hiện của sự thiếu sắt, thậm chí còn có thể bị trầm cảm.

Theo Trí Thức Trẻ

Hội chứng sốc độc khi sử dụng băng vệ sinh

Hội chứng sốc độc khi sử dụng băng vệ sinh

Hội chứng sốc độc khi dùng băng vệ sinh dù hiếm gặp nhưng có thể gây chết người nếu không hiểu biết về nó và cách xử lý kịp thời.

Hội chứng sốc độc là gì?

Hội chứng sốc độc (toxic shock syndrome – viết tắt là TSS) là một bệnh hệ thống, có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hai loại vi khuẩn chính gây ra hội chứng này là Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes – (sốc độc do Streptococcus vi khuẩn hiếm gặp hơn). Đây là những vi khuẩn có thể sản xuất chất độc. Ở một số người, cơ thể không thể chống lại độc tố khiến hệ thống miễn dịch có phản ứng gây ra các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng sốc độc có thể xảy ra với bất cứ ai – những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, nhưng thường gặp nhất ở các phụ nữ sử dụng băng vệ sinh. Hiện nay, hơn 1 nửa trường hợp sốc độc ghi nhận được là do phụ nữ sử dụng băng vệ sinh siêu thấm hút. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, gây nhiễm độc. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng tampon khi âm đạo đang bị viêm nhiễm lở loét.

Băng vệ sinh và tampon

Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc độc

Các triệu chứng của TSS xảy ra đột ngột vì đây là căn bệnh gây ra bởi chất độc. Khi xảy ra TSS, nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh đầu bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của TSS bao gồm:

– Sốt cao (hơn 38,8°C)

– Tụt huyết áp nhanh (có cảm giác lâng lâng hoặc ngất xỉu)

– Phát ban bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.

– Nôn mửa hoặc tiêu chảy

– Đau cơ

– Mắt, miệng, cổ họng, và âm đạo sưng đỏ.

– Đau đầu, rối loạn, mất phương hướng, hoặc co giật

– Suy thận, suy hô hấp và một số cơ quan khác cũng bị suy giảm chức năng.

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện cách 2-3 ngày sau khi nhiễm Staphylococcus hoặc Streptococcus. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo mức độ bị nhiễm trùng.

Làm thế nào để phòng tránh?

Nguy cơ mắc TSS khi sử dụng BVS là ở mức thấp, nhưng có một số biện pháp làm giảm khả năng mắc TSS xuống thấp hơn nữa:

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần của BVS để lựa chọn loại phù hợp.

– Hạn chế sử dụng tampon và BVS siêu thấm hút, thay vào đó hãy sử dụng cốc nguyệt san phụ nữ, đặc biệt với những bạn có hiện tượng mắc TSS.

– Thay BVS thường xuyên 4 tiếng/lần để tránh sự sinh sản của vi khuẩn do sử dụng trong thời gian dài.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong những ‘ngày đèn đỏ’.

– Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu có liên quan đến TSS, nên nhanh chóng đến gặp bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời.

 

(Theo Dan viet)