Bí quyết năng động của nàng Ốc “ma thuật”

Bí quyết năng động của nàng Ốc “ma thuật”

Không còn nghi ngờ gì khi xếp ỐcThanh Vân nằm trong “top” những nghệ sĩ tài năng, năng động bậc nhất showbiz Việt. Dù vô cùng bận rộn với công việc showbiz, kinh doanh và chăm sóc gia đình nhưng Ốc lúc nào cũng rạng rỡ, năng động, cả trong những ngày “đèn đỏ”. Hãy cùng xem ma thuật của nàng Ốc nhé.


Hiếm khi Ốc làm một việc, mà luôn là rất nhiều việc cùng một lúc: sân khấu, phim ảnh, dẫn chương trình, phát triển thương hiệu Ốc mama, đến làm mẹ làm vợ của một gia đình đông con. Vậy nhưng dường như chẳng bao giờ thấy cô ấy mệt mỏi, than vãn (thói thường của những phụ nữ chúng mình). Chẳng thế mà, đạo diễn Lê Hoàng nhận xét “điều chắc chắn là Ốc Thanh Vân có một ma thuật gì đó khiến chúng ta nín thở!”

Thế mà, Ốc lại nói mình không có “ma thuật” gì cả, chỉ là Ốc đang được làm công việc mà mình đam mê, Ốc thấy vui, hạnh phúc khi chăm sóc gia đình và mỗi khi gặp việc không như ý, cô ấy không than vãn mà thường tìm giải pháp, để tận hưởng cuộc sống năng động mỗi ngày.

bi-quyet-nang-dong-cua-nang-oc-ma-thuat-nang-oc-ma-thuat-1-1507085337-width500height501

Phụ nữ à? Chúng ta luôn có nhiều chuyện để kể lắm nhé: da bỗng dưng nổi mụn này, dáng dấp sau sinh chẳng còn chuẩn như xưa; con biếng ăn này, chồng nhác việc nhà, hay bữa nay ăn gì v.v… Đến riêng cả cái ngày nguyệt san “độc quyền” của chị em phụ nữ cũng không ít chuyện đâu nhé nhé: đau bụng kinh, mệt mỏi chẳng thiết làm việc, dễ cáu gắt; phấp phỏng lo lắng bị tràn băng, ám ảnh mùi khó chịu, bao nhiêu thú vui bơi lội, luyện tập thể thao cũng đành “dẹp” luôn. Ôi chao! thế thì còn gì mà vui chứ? Mà tháng nào cũng 5-7 ngày chứ đâu có ít!

Vậy nàng Ốc “ma thuật” hóa giải những ngày đó bằng cách nào? Ốc có chia sẻ bí mật về “bảo bối” của mình: “Có một kỷ niệm mà Ốc không thể quên, đó là một chương trình sự kiện mà Ốc được mời dẫn, mang tên bữa tiệc màu trắng. Ở đó mọi thiết kế đều là màu trắng, các khách mời mc đều được khuyến nghị mặc màu trắng. Ốc lo quá trời luôn vì đang vào ngày “đèn đỏ”, may thay Ốc được chị bạn chia sẻ về Cốc nguyệt san, hình một chiếc cốc nhỏ xíu à, dùng rất tiện lại an toàn tuyệt đối, không lo tràn băng hay rò rỉ.

oc thanh van

Mừng quá, nhờ “bảo bối” đó mà Ốc hoàn toàn tự tin trong buổi tối ngày hôm đó và hoàn thành tốt công việc của mình. Và, Ốc gắn với bảo bối này từ đó đến nay. Dùng cốc nguyệt san còn giảm được triệu chứng đau bụng, dùng thử thấy dễ dàng lắm không khó như chúng ta nghĩ đâu. Ốc cũng nghe các chuyên gia dùng sản phẩm này an toàn hơn cho chị em phụ nữ khi đi bơi, chơi thể thao so với những phương pháp truyền thống trước đây”.
Lựa chọn của Ốc là gì? Nàng Ốc xinh đẹp cũng kỹ càng lắm nhé, cô ấy lựa chọn Cốc nguyệt san Claricup của tập đoàn dược phẩm nổi tiếng của Pháp Clari Pharm: “Trước đây Ốc phải nhờ bạn bè mua hộ từ Pháp về, nhưng gần đây đã có công ty phân phối họ đưa về Việt Nam, chị em mua dùng dễ dàng hơn rất nhiều. Loại này theo Ốc có mấy thứ “nhất”.

Cái “nhất” thứ nhất là làm từ silicon y tế đã được FDA chấp thuận và tuân theo tiêu chuẩn CE của châu Âu, nên rất an toàn.

Cái “nhất” thứ hai là cốc nguyệt san duy nhất có khả năng tự kháng khuẩn, chống lại các loại nấm, nấm men nấm mốc, giữ vệ sinh an toàn tuyệt đối.

Cái “nhất” thứ 3 là Claricup được sản xuất bởi Tập đoàn Claripharm, doanh nghiệp đã nhận được rất nhiềugiải thưởng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và cải thiện đời sống phụ nữ.

Đặc biệt Ốc rất ngưỡng mộ bà Clarisse Le Court – người sáng lập và CEO của Claripharm, người luôn nỗ lực hết mình trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm nhằm mang lại sự thoải mái nhất cho chị em phụ nữ. Theo Ốc được biết bà vừa mới đoạt được giải thưởng “Women in Economy” của Chính phủ Pháp năm 2016. Đồng thời, Claripharm vinh dự đat được giải thưởng Oscar trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ hiện đại-thuộc Cootes d’Armor 2017.

clarisse
Khi được hỏi: “Vào những ngày đèn đỏ, công việc cuộc sống của Ốc có thay đổi gì không? Có bị xáo trộn gì không?” Ốc Thanh Vân vui vẻ nói: “Mọi việc đều rất thoải mái, nhiều khi Ốc quên mất mình đang trong ngày “đèn đỏ” luôn. Hàng ngày buổi sáng Ốc thường quay hình, chiều ghé qua tiệm, đón Coca Cola và Cacao. Ngay cả khi dẫn show Sasuke Việt Nam, chương trình mang đậm tinh thần thể thao, Ốc cũng quậy hết mình dù trong “ngày ấy”.
Kết thúc buổi trò chuyện với nàng Ốc Thanh Vân xinh đẹp trở về với công việc của một ngày. Dù đã là một bà mẹ ba con, nhưng ở cô ấy vẫn toát lên vẻ đẹp thật cuốn hút: vừa rạng rỡ, vừa năng động lại vô cùng sâu sắc, thân thiện; vẻ đẹp hội tụ của người phụ nữ hiện đại.

Những thắc mắc về ngày “đèn đỏ” mà chắc chắn chị em nào cũng đã từng tự hỏi mình

Những thắc mắc về ngày “đèn đỏ” mà chắc chắn chị em nào cũng đã từng tự hỏi mình

Không thể né tránh ngày “đèn đỏ” nhưng với nhiều chị em, một số thay đổi liên quan đến ngày này có thể là vấn đề dẫn đến mất ăn mất ngủ.


Trong một số trường hợp, những thay đổi là bình thường nhưng trong trường hợp khác, thay đổi đó lại là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe. Vậy nên, chị em thường cảm thấy bối rối khi thấy những biểu hiện lạ này. Thế nhưng, không phải ai cũng dám thẳng thắn trao đổi về vấn đề này. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến nhầm lẫn và bỏ qua dấu hiệu nguy hiểm.

Dưới đây, bác sĩ Jessica Shepherd, Giáo sư về sản phụ khoa lâm sàng tại Đại học Illinois ở Chicago sẽ trả lời một vài thắc mắc liên quan đến ngày “đèn đỏ” mà rất nhiều chị em thắc mắc.

1. Tại sao “vùng kín” có mùi hôi khi “đến tháng”?

Bác sĩ Jessica Shepherd cho biết: Trong ngày “đèn đỏ”, máu tiếp xúc với không khí và trộn lẫn với vi khuẩn, mồ hôi chính là nguyên nhân dẫn đến mùi khó chịu mà chị em vẫn nhận thấy.

Để hạn chế tình trạng này, bạn nên thay băng vệ sinh (hoặc tampon) thường xuyên. Nếu có thể, rửa vệ sinh với nước mỗi lần thay băng. Nhưng bạn không nên dùng nước quá ấm hoặc dùng xà phòng có tính kháng khuẩn mạnh vì có thể gây kích thích và tăng cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn.

2. Tại sao trong những ngày đầu của “đèn đỏ”, máu kinh thường có màu nâu?
Bác sĩ Shepherd cho biết: Đó là lượng máu cũ hay là niêm mạc tử cung từ kì kinh trước đó sót lại, giờ mới bong ra. Hoặc đó cũng có thể là do máu trong tử cung thoát ra ngoài chậm nên nó lưu lại trong âm đạo lâu hơn, khi ra đến ngoài thì đã chuyển sang màu nâu.

Trong hầu hết các trường hợp, nếu kinh nguyệt có màu nâu mà không kèm theo các triệu chứng khác thì chị em cũng không cần lo lắng quá.

3. Kinh nguyệt quá nhiều có đáng lo ngại không?
“Chị em hiểu về cơ thể mình nhất, vậy nên chỉ có chị em mới biết kinh nguyệt của mình khi nào thì nhiều hơn bình thường. Nếu bạn bị chảy máu nhiều tới mức phải nghỉ làm, cản trở sinh hoạt hàng ngày hoặc phải thay đổi băng vệ sinh liên tục… thì cần nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa”, bác sĩ Shepherd cho biết.

Các bác sĩ sẽ biết nên kiểm soát tình trạng này như thế nào. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, chảy máu nhiều cũng có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung, vì vậy, chị em tuyệt đối không được chủ quan.

thac-mac-ve-ngay-den-do

4. Tôi đã 30 tuổi và ngày “đèn đỏ” chỉ kéo dài 1 ngày thì có bình thường không?
“Nhiều người phụ nữ có ngày “đèn đỏ” ngắn trong suốt cuộc đời và điều này không có nghĩa là không ổn. Nhưng nếu ngày “đèn đỏ” rút ngắn một cách đột ngột và kéo dài như vậy trong 4-6 tháng thì bạn cần đi khám ngay lập tức. Bất kì sự thay đổi nào về kinh nguyệt đều có liên quan đến nội tiết tố, vì vậy, bác sĩ sẽ cần theo dõi các dấu hiệu trong một vài tháng”, bác sĩ Shepherd nói.

Ngày “đèn đỏ” rút xuống quá ngắn so với bình thường có thể là một dấu hiệu của u xơ tử cung polyp, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)… Vì vậy, đi khám là việc bạn cần phải làm.

5. Những cục máu đông trong ngày này rất lớn thì có đáng lo ngại không?
Trong hầu hết chu kì kinh nguyệt, chị em sẽ thấy xuất hiện các cục máu đông. Đó có thể là do tốc độ máu chảy ra ngoài khá nhanh.Vì vậy, nếu thấy cục máu đông nhỏ hoặc chỉ to như quả dâu thì cũng không cần lo lắng quá. Nhưng nếu máu đông xuất hiện thành cục to như quả mận, đào thì bạn cần đi khám để được kiểm tra kịp thời. Ra nhiều máu cục như vậy cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu làm bạn mệt mỏi.

6. Tôi thấy “đèn đỏ” 2 lần/tháng có nghĩa là thế nào?
“Có rất nhiều lý do khiến chu kì kinh nguyệt của ban thất thường, từ nguyên nhân căng thẳng đến các vấn đề về sức khỏe như bị bệnh PCOS, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, u xơ tử cung, hoặc béo phì…”, Shepherd nói.

Cô cũng đưa ra lời khuyên: Nếu tình trạng kinh nguyệt 2 lần/tháng chỉ xảy ra chỉ một lần thì đừng quá lo lắng vì đó có thể chỉ là do vấn đề ở nội tiết tố mà thôi. Còn nếu bất thường này xảy ra liên tiếp trong 3-4 tháng thì cần phải đi kiểm tra ngay.

1-dieu-chi-em-can-tranh-truoc-va-sau-ngay-den-do-1408006375332

7. Tại sao tôi thường đi ngoài phân lỏng trong những ngày có kinh nguyệt?
“Thời gian có kinh nguyệt cũng là thời điểm dễ bị viêm trong cơ thể và các hợp chất như kích thích tố gọi là prostaglandin được sản sinh ra nhiều hơn. Kích thích tố này có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến chuột rút và tác động đến ruột, làm mềm phân. Đó là lý do bạn thường đi tiêu phân lỏng trong những ngày này”, Shepherd nói.

Tin tốt là prostaglandin không ở lại lâu dài trong cơ thể nên hầu hết mọi người chị gặp tình trạng này trong một vài ngày đầu mới có “đèn đỏ”.

3 sai lầm nghiêm trọng chị em nào cũng mắc trong ngày “đèn đỏ”

3 sai lầm nghiêm trọng chị em nào cũng mắc trong ngày “đèn đỏ”

Thói quen uống nước có ga, đấm bóp lưng, mặc quần bó sát trong ngày “đèn đỏ”… là những sai lầm nhiều chị em đang mắc phải mà không biết.


Sai lầm khi đấm lưng trong ngày “đèn đỏ”

3-sai-lam-nghiem-trong-chi-em-nao-cung-mac-trong-ngay-den-do_20150803123328924

Cứ đến ngày “đèn đỏ”, nhiều chị em có biểu hiện đau lưng, đau bụng, cơ thể rã rời nên thường nhờ người xoa bóp, đấm lưng để đỡ nhức mỏi. Tuy nhiên đây là một sai lầm rất có hại cho sức khỏe của chị em.

Việc đấm lưng trong ngày này sẽ làm khoang chậu bị sung huyết nặng nề, máu ra nhiều và kéo dài thời gian hành kinh. Mặc khác, trong thời gian hành kinh, sức đề kháng giảm, mặt vết thương hình thành bóc tách rời màng trong tử cung ra, miệng cổ tử cung lỏng lẻo, nếu thường xuyên bị kích thích sẽ vừa bất lợi cho việc phục hồi vết thương, vừa dễ bị nhiễm cảm và sinh ra các bệnh phụ khoa.

Mặc quần bó sát, chậm thay băng

Vì sợ trong quá trình di chuyển bị xô lệch, nhiều chị em chọn mặc quần bó sát để cảm giác yên tâm. Điều này khiến “cô bé” vô cùng bí bách, ngoài lớp băng vệ sinh, cộng thêm quần bó chẽn nữa khiến vùng kín không được thông thoáng, vừa bị chèn ép, vừa bị rối loạn tuần hoàn máu và cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, nhiều chị em chủ quan chỉ thay băng vệ sinh khi miếng băng đã đầy dịch. Việc mặc băng vệ sinh quá lâu sẽ phát sinh các loại nấm, vi khuẩn dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm âm đạo. Thậm chí một số chị em còn có nguy cơ mắc hội chứng sốc độc TSS khi sử dụng băng vệ sinh.

Theo các chuyên gia thời gian tốt nhất để sử dụng 1 miếng băng vệ sinh là 4 tiếng, dù nó đã thấm hút nhiều hay ít cũng nên vệ sinh sạch sẽ và thay mới. Một biện pháp thay thế tuyệt vời khác đó chính là sử dụng cốc nguyệt san . Với thời gian sử dụng lâu, lên đến 12h, chị em có thể thoải mái hoạt động và quên đi những nỗi lo của ngày đèn đỏ.

claricup

Uống nước có ga để rút ngắn thời gian đèn đỏ

Nhiều chị em chọn cách uống nước có ga trong ngày “đèn đỏ” để ra nhanh với mong muốn chóng hết một kỳ kinh nguyệt. Đây là một sai lầm hết sức tai hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia, uống các loại nước ngọt có ga, café, bia rượu… trong ngày “đèn đỏ” thì tình trạng ra máu kinh nguyệt ra nhiều hơn. Tuy nhiên nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tuần hoàn máu cũng như việc hấp thụ sắt của cơ thể, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Ngoài ra, dùng nhiều nước ngọt, nước có ga trong ngày “đèn đỏ” sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày, gặp hiện tượng yếu mệt, thẫn thờ, đó là biểu hiện của sự thiếu sắt, thậm chí còn có thể bị trầm cảm.

Theo Trí Thức Trẻ

Hội chứng sốc độc khi sử dụng băng vệ sinh

Hội chứng sốc độc khi sử dụng băng vệ sinh

Hội chứng sốc độc khi dùng băng vệ sinh dù hiếm gặp nhưng có thể gây chết người nếu không hiểu biết về nó và cách xử lý kịp thời.

Hội chứng sốc độc là gì?

Hội chứng sốc độc (toxic shock syndrome – viết tắt là TSS) là một bệnh hệ thống, có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hai loại vi khuẩn chính gây ra hội chứng này là Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes – (sốc độc do Streptococcus vi khuẩn hiếm gặp hơn). Đây là những vi khuẩn có thể sản xuất chất độc. Ở một số người, cơ thể không thể chống lại độc tố khiến hệ thống miễn dịch có phản ứng gây ra các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng sốc độc có thể xảy ra với bất cứ ai – những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, nhưng thường gặp nhất ở các phụ nữ sử dụng băng vệ sinh. Hiện nay, hơn 1 nửa trường hợp sốc độc ghi nhận được là do phụ nữ sử dụng băng vệ sinh siêu thấm hút. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, gây nhiễm độc. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng tampon khi âm đạo đang bị viêm nhiễm lở loét.

Băng vệ sinh và tampon

Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc độc

Các triệu chứng của TSS xảy ra đột ngột vì đây là căn bệnh gây ra bởi chất độc. Khi xảy ra TSS, nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh đầu bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của TSS bao gồm:

– Sốt cao (hơn 38,8°C)

– Tụt huyết áp nhanh (có cảm giác lâng lâng hoặc ngất xỉu)

– Phát ban bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.

– Nôn mửa hoặc tiêu chảy

– Đau cơ

– Mắt, miệng, cổ họng, và âm đạo sưng đỏ.

– Đau đầu, rối loạn, mất phương hướng, hoặc co giật

– Suy thận, suy hô hấp và một số cơ quan khác cũng bị suy giảm chức năng.

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện cách 2-3 ngày sau khi nhiễm Staphylococcus hoặc Streptococcus. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo mức độ bị nhiễm trùng.

Làm thế nào để phòng tránh?

Nguy cơ mắc TSS khi sử dụng BVS là ở mức thấp, nhưng có một số biện pháp làm giảm khả năng mắc TSS xuống thấp hơn nữa:

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần của BVS để lựa chọn loại phù hợp.

– Hạn chế sử dụng tampon và BVS siêu thấm hút, thay vào đó hãy sử dụng cốc nguyệt san phụ nữ, đặc biệt với những bạn có hiện tượng mắc TSS.

– Thay BVS thường xuyên 4 tiếng/lần để tránh sự sinh sản của vi khuẩn do sử dụng trong thời gian dài.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong những ‘ngày đèn đỏ’.

– Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu có liên quan đến TSS, nên nhanh chóng đến gặp bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời.

 

(Theo Dan viet)