Chu kỳ ‘đèn đỏ’ ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Chu kỳ ‘đèn đỏ’ ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Phụ nữ thường bị đau bụng, lưng, chuột rút, mọc mụn nhiều trong những ngày “đèn đỏ” do thay đổi nội tiết tố, trong khi cảm giác muốn “yêu” lại tăng cao.

Lợi ích

Thời kỳ tiền kinh nguyệt

Theo Webmd, trong khoảng một tuần trước ngày đèn đỏ, nhiều phụ nữ có triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bạn ảm thấy căng thẳng, hay tức giận, tăng cân, bụng cồng kềnh, đau ngực hay mọc mụn trứng cá. 1-2 ngày trước kỳ kinh nguyệt, triệu chứng đau bụng, lưng và chân thường xuất hiện. Những triệu chứng này có thể biến mất trong vài ngày kinh đầu.

Trong kỳ kinh nguyệt

Tiến sĩ Maxine Barish-Wreden, bác sĩ nội khoa của Tổ chức chăm sóc y tế Sutter (Mỹ) cho biết vào thời điểm xảy ra “đèn đỏ”, nội tiết tố estrogen và progesterone sụt giảm, máu xuất hiện do các niêm mạc trượt khỏi thành tử cung. Các triệu chứng đau bụng, cơ thể nhức nhối, khó chịu, chuột rút, từ nhẹ đến rất đau vẫn xảy ra do sự tác động của prostaglandin, hợp chất kích thích tố khiến tử cung co thắt. Với nhiều chị em, chất prostaglandin này còn có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy…

Theo tiến sĩ Maxine, thời gian chu kỳ nguyệt san thông thường kéo dài từ vài ngày đến 7 ngày, nhưng nếu bạn bị ra máu nhiều hoặc kéo dài hơn một tuần, bạn nên tới bác sĩ kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung hoặc triệu chứng lạc nội mạc tử cung…

Ảnh hưởng đến răng miệng

Ngoài ra, một nghiên cứu của Đại học Case Western Reserve cho biết dù không gây ra các bệnh về lợi, việc thay đổi nội tiết tố trong thời gian “đèn đỏ” có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề cơ bản như viêm, sâu răng. Các triệu chứng này nặng hơn trong 2 ngày trước khi chu kỳ bắt đầu. Do vậy, Tiến sĩ Susan Karabin, cựu hiệu trưởng Học viện Periodontology (Mỹ) khuyên bạn nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày trong thời điểm nhạy cảm này để giữ nướu, răng miệng luôn sạch sẽ.

Giảm khả năng nhận thức

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Pain, các triệu chứng như đau bụng, lưng nhức mỏi, buồn nôn trong thời kỳ này ảnh hưởng một phần đến suy nghĩ, cảm nhận và làm giảm khả năng nhận thức của phụ nữ. Ngoài ra, chuột rút có thể khiến bạn mất tập trung, cách giải quyết vấn đề và làm việc kém hiệu quả.

Tăng ham muốn tình dục

Chu kỳ nguyệt san cũng mang lại một số lợi ích cho phụ nữ. Nó cho bạn cảm giác tích cực như hưng phấn, hứng khởi, tăng ham muốn tình dục và đạt “cực khoái” dễ dàng hơn. Giải thích vấn đề này, các nhà khoa học cho biết trong thời gian nguyệt san, vùng chậu của phụ nữ bị tắc nghẽn, giúp kích hoạt dịch âm đạo chảy ra nhiều hơn, bôi trơn dễ dàng hơn.

4 dấu hiệu cảnh báo chu kỳ kinh không đều

4 dấu hiệu cảnh báo chu kỳ kinh không đều

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng phổ biến ở nữ giới song nhiều chị em thiếu những kiến thức căn bản về điều này. Chu kỳ kinh bình thường từ 28-30 ngày, một số phụ nữ kéo dài đến 32 ngày. Kỳ kinh bình thường khoảng 3-7 ngày, kéo dài trên 10 ngày được xem là bất thường.

Chu kỳ kinh không đều do nhiều yếu tố khác nhau có thể do bệnh lý nhưng phần lớn rối loạn hoóc môn.

Đặc điểm chung chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Điều quan trọng là người phụ nữ cần phải biết chu kỳ kinh của chính mình, ví dụ chu kỳ kinh kéo dài bao lâu, lượng máu mất nhiều hay ít, thay đổi tâm trạng như thế nào?

1

-Âm đạo có mùi cá

Mùi đặc trưng của vi khuẩn gây bệnh ở vùng âm đạo là mùi cá, mùi này có liên quan đến vấn đề nhiễm trùng. Nhiễm trùng gây nên chu kỳ kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

-Chu kỳ kinh chậm hoặc sớm

Chu kỳ kinh bình thường khoảng 28-32 ngày. Chu kỳ kinh sớm khi vòng kinh 24 ngày ở phụ nữ trưởng thành, ở độ tuổi thanh niên được xem bất thường khi vòng kinh là 21 ngày. Ngược lại chu kỳ kéo dài 35 ngày hoặc hơn ở phụ nữ trưởng thành được gọi là chậm kinh và ở tuổi thanh niên là 45 ngày hoặc hơn.

-Kéo dài kỳ kinh

Thời gian mỗi lần hành kinh thay đổi tùy từng người, thường 3-5 ngày, trong vài trường hợp kéo dài đến 7 ngày, khi kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày cần thăm khám bác sĩ.

-Mất máu nhiều

Thật khó để biết lượng máu kinh trong mỗi lần hành kinh, có thể nhận biết qua những lần thay băng “vệ sinh”, bình thường 3-4 lần mỗi ngày.

Nguyên nhân gây chu kỳ kinh bất thường

Rối loạn hormon là nguyên nhân thường gặp nhất, có liên quan đến buồng trứng đa nang hoặc các vấn đề rụng trứng. Stress mãn tính, trầm cảm

Một số thuốc không nên sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt

Một số thuốc không nên sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt

Vào ngày đèn đỏ, chúng mình có thể phải sử dụng một số loại thuốc vì nguyên nhân nào đó. Tuy nhiên, nên hạn chế hoặc không sử dụng các loại thuốc dưới đây nếu có thể:

1

Thuốc ức chế sự thèm ăn: Sử dụng loại thuốc này kéo dài có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, hay đánh trống ngực, lo âu và có thể vô kinh.

Thuốc nhuận tràng: Có thể gây ra tắc nghẽn vùng chậu, không nên dùng trong chu kỳ kinh nguyệt, cũng cần thận trọng khi sử dụng các thuốc tiêu hóa khác.

Thuốc cầm máu: Có thể làm giảm tính thẩm thấu và sự co thắt của các mao mạch khiến giảm thúc đẩy tống máu ra ngoài dẫn đến ứ huyết.

Thuốc chống đông máu: Nên tránh sử dụng các thuốc như Heparin, Warfarin … vì chúng có thể gây ra rong kinh, hoặc thậm chí xuất huyết ở những vị trí có tổn thương trên cơ thể.

Thuốc bổ sung nội tiết tố tuyến giáp: Loại thuốc này có thể gây rối loạn kinh nguyệt hoặc thậm chí là mất kinh nếu sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt

Thuốc điều trị nhiễm trùng âm đạo tại chỗ: Trong thời gian này, cổ tử cung giãn ra, cùng với máu trong âm đạo cùng với sự tắc nghẽn niêm mạc tử cung sẽ là môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Nếu cố tình sử dụng những thuốc đặt hay thuốc dưỡng cho âm đạo sẽ dẫn đến khoang tử cung bị vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên

7 điều con gái cần tránh khi đến ngày đèn đỏ để giảm nhức mỏi

7 điều con gái cần tránh khi đến ngày đèn đỏ để giảm nhức mỏi

Chỉ cần sửa đổi và tránh những điều không tốt trong ngày đèn đỏ sau thì con gái hoàn toàn có thể yên tâm “sống sót” vượt qua giai đoạn này.

Đối với con gái, những ngày đèn đỏ thường là khoảng thời gian “nhạy cảm” bởi cơ thể luôn ở trong tình trạng đau mỏi, ê ẩm (tập trung nhiều ở vùng bụng và lưng). Việc chăm sóc cơ thể sai cách trong ngày đèn đỏ vô tình cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn cho sức khỏe của bạn. Do đó, con gái nên tìm hiểu ngay những điều cần tránh trong ngày đèn đỏ dưới đây để sửa đổi luôn từ bây giờ nhé!

Ăn uống sai cách

1

Những loại thực phẩm chiên rán thường có trong đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, hamburger… hay những loại nước đá lạnh, kem tươi, đồ uống có ga… đều có thể là “thủ phạm” khiến cho da của bạn nổi mụn, kéo theo tình trạng sức khỏe trong ngày đèn đỏ thêm trầm trọng. Các loại thức ăn bạn nạp vào cơ thể có ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe ngày đèn đỏ vì lượng progesterone trên da trong những ngày này được tiết ra nhiều hơn bình thường.

Đồ ăn dầu mỡ, chiên rán sẽ làm cho cơ thể khó bài tiết lượng dầu mỡ đã hấp thụ. Đồng thời, các loại thức ăn mặn sẽ khiến cơ thể tích tụ muối trong người gây mệt mỏi, đau đầu, tâm trạng dễ thay đổi. Những loại nước uống có đá lạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của cổ tử cung, gây đau bụng kinh cho con gái nên cần được tránh sử dụng trong giai đoạn này.

Làm việc quá sức

2

Vào ngày đèn đỏ, cơ thể thường dễ bị mất sức và hao tổn nhiều năng lượng khi hoạt động khiến bạn luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, chóng mặt. Những cô nàng hay bị đau bụng, đau lưng “dữ dội” khi đến ngày đèn đỏ thì nên chú ý sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, không vận động thể dục quá mạnh để tránh tình trạng đau bụng kéo dài hay lượng máu kinh tiết ra nhiều hơn.

Dùng chất kích thích

3

Trà hay cà phê là những loại đồ uống có hàm lượng caffein khá cao sẽ làm kích thích hệ thần kinh của bạn, kéo theo triệu chứng đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt kéo dài. Đặc biệt, đồ uống có cồn như mojito, rượu, bia… cũng cần được tránh sử dụng vì nó sẽ ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể làm bạn dễ rơi vào trạng thái say xỉn, mệt mỏi trong ngày đèn đỏ.

Vệ sinh sai cách

4

Con gái thường có thói quen tắm khá lâu nhưng khi vào ngày đèn đỏ thì tuyệt đối không nên tiếp diễn thói quen này. Việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu khiến cho niêm mạc tử cung mở rộng, dẫn đến “vùng kín” dễ bị tổn thương và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, khi rửa “vùng kín” thì bạn chỉ nên phun nước từ trên xuống và dùng các loại nước rửa chuyên dụng để tránh bị nhiễm khuẩn chứ không nên dùng xà phòng hay sữa tắm nhé.

Mặc đồ bó sát

5

Biết là những chiếc quần jeans hay legging sẽ làm tôn lên đường cong và khoe trọn được vòng 3 của con gái. Tuy nhiên, mặc quần bó sát vào ngày đèn đỏ chỉ tạo thêm áp lực cho “vùng kín”, kéo theo tình trạng mao mạch bị chèn ép gây sưng tấy và khó chịu phần bụng dưới.

Đấm lưng

5

Nguyên nhân “đau lưng” trong ngày đèn đỏ là do sự tụ máu ở khoang chậu gây ra nên hành động “đấm lưng” sẽ không làm bạn giảm đau mà chỉ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, gây chảy máu nhiều hơn bình thường. Điều này tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại gây nguy hại khá lớn cho sức khỏe trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nên bạn tuyệt đối không nên làm.

Khám sức khỏe

6

Thiếu máu là nguyên nhân gây chóng mặt, nhức đầu vào ngày đèn đỏ nên bạn tuyệt đối không nên truyền máu ra ngoài trong giai đoạn này. Việc nhổ răng hay lấy máu khám sức khỏe trong những ngày diễn ra kinh nguyệt sẽ làm cơ thể mất máu nhiều hơn. Lượng máu tiết ra cùng với máu kinh thải ra khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ máu lên tim, não dẫn đến nguy cơ mất máu, hạ huyết áp.

Do đó, con gái nên nhớ bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, bông cải xanh, socola đen, ngũ cốc… cùng những loại vitamin khác để giảm thiểu các cơn đau tối đa có thể

Những tư thế giúp ngủ ngon khi “đèn đỏ” ghé thăm

Những tư thế giúp ngủ ngon khi “đèn đỏ” ghé thăm

Những tư thế này sẽ giúp chị em có giấc ngủ thoải mái hơn trong kỳ “đèn đỏ”

Nằm nghiêng, co người

1

Đây là tư thế được cho là có tác dụng giảm đau bụng do “đèn đỏ” hiệu quả nhất. Nguyên nhân là vì nằm như vậy sẽ giúp cơ thể có thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, giúp giảm đau bụng một cách hiệu quả.

Lời khuyên cho chúng ta là nên nằm co người và nghiêng về bên phải. Cách này sẽ giúp các bạn cảm thấy dễ chịu hơn, không làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, có giấc ngủ sâu hơn và tránh ác mộng. Chúng mình cũng có thể kết hợp với các biện pháp giảm đau như chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần thiết (trong trường hợp đau dữ dội).

Nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối

2

Nằm ngửa cũng là tư thế ngủ mang lại sự thoải mái, dễ chịu trong kỳ kinh nguyệt . Nằm ngửa khi ngủ sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng đau lưng và đau bụng dưới do “đèn đỏ”. Một mẹo nhỏ cho chúng ta là đặt một chiếc gối dưới đầu gối để tạo sự thoải mái, giúp cho phần cột sống bớt nhức mỏi và hạn chế các cơn đau. Các bạn cũng có thể đặt một chiếc khăn hoặc một túi nước ấm lên bụng để chườm, giúp giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Lưu ý khi nằm ngủ trong kỳ “đèn đỏ”

– Chúng ta cần tuyệt đối tránh nằm sấp khi ngủ trong thời gian “đèn đỏ”. Tư thế ngủ này đặc biệt có hại do các cơ quan nội tạng bị nén xuống, làm ảnh hưởng đến ngực, bàng quang, tử cung… Đặc biệt, trong những kỳ kinh nguyệt, cách nằm ngủ như vậy sẽ khiến cho các dây chằng ở ngực bị đè nén, gây áp lực tới tử cung, cản trở quá trình lưu thông máu, vì thế sẽ khiến cho tình trạng đau bụng dữ dội hơn.

– Để có được giấc ngủ ngon và thoải mái nhất có thể, các bạn nên thay đổi tư thế (nằm nghiêng sang nằm ngửa và ngược lại) để tránh tình trạng nhức mỏi, tránh nằm nguyên một tư thế vì như vậy rất dễ gây mệt mỏi, khó chịu.

– Chúng ta nên chọn đồ ngủ thật rộng rãi, thoải mái để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Những việc bạn nên làm để kỳ kinh nguyệt trôi qua một cách an toàn và khỏe mạnh

Những việc bạn nên làm để kỳ kinh nguyệt trôi qua một cách an toàn và khỏe mạnh

Đối với con gái, kinh nguyệt giống như một cơn ác mộng mỗi tháng vì nó đem lại cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, chỉ cần thay thế một vài thói quen xấu bằng các hành động nhỏ sau, chu kỳ của bạn sẽ trôi qua một cách nhẹ nhàng và êm đềm hơn.

 Kiểm soát stress

1

Stress là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt. Do vậy, không có gì lạ khi bạn càng căng thẳng, kỳ kinh nguyệt càng kéo dài hoặc biến mất, ngắt quãng một cách khó chịu. Thêm vào đó, stress còn khiến cơn đau bụng dưới của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy cố gắng kiểm soát stress và tìm cách loại bỏ nó để bạn không phải đối mặt với những rắc rối không đáng có trong kỳ kinh nguyệt.

Tập thể dục nhẹ nhàng

2

Thay vì tập những môn thể thao nặng, bạn có thể chỉ áp dụng một vài động tác thể dục đơn giản nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu và trao đổi chất. Kỳ kinh nguyệt thường đến kèm theo cảm giác đau thắt và đầy bụng. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng này với những bài tập nhẹ nhàng từ 10 – 20 phút mỗi ngày. Ngoài ra, tập thể dục đổ mồ hôi còn có tác dụng thải độc, xả tress và giúp bạn cảm thấy thoải mái, sảng khoái hơn.

Ngoài ra, tập thể dục đổ mồ hôi còn có tác dụng thải độc, xả tress và giúp bạn cảm thấy thoải mái, sảng khoái hơn.

Uống nhiều nước

3

Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn không chỉ mất đi một lượng máu đáng kể mà còn đào thải ra một lượng nước không hề ít. Do vậy, bạn cần phải bổ sung đủ nước để bù vào lượng nước thiếu hụt. Ngoài ra, uống nước còn giúp bạn làm dịu cảm giác mệt mỏi, khó chịu, bức bối do kinh nguyệt mang lại. Hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bạn có thể uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể trong giai đoạn này.

Ngủ sớm

4

Thức khuya cũng là tác nhân phổ biến làm gia tăng cảm giác mệt mỏi và kiệt sức trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Nó gây mất cân bằng giữa các loại hormone, giảm lượng estrogen và làm tăng nguy cơ stress. Nếu bạn không đi ngủ sớm, các cơn đau bụng dưới có thể kéo dài âm ỉ do cơ thể không được nghỉ ngơi, thư giãn và hồi sức trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, tình trạng ngủ muộn kéo dài có thể khiến bạn đối mặt với chứng rối loạn kinh nguyệt kèm các dấu hiệu như rong kinh, mất kinh…